Giảm lãi suất không chỉ ngân hàng…

Trước tình hình tín dụng khó tăng, không ít ý kiến cho rằng một phần do lãi suất cho vay của NH cao dù trần huy động liên tục giảm. Thực ra bản thân NH cũng là doanh nghiệp (DN), với hoạt động chính là huy động và cho vay, nên họ cũng không thể để lãi suất cao rồi nằm ứ trong kho, ngược lại cạnh tranh giành thị phần tín dụng, thậm chí một số khoản vay còn được cấp dưới giá vốn.

Trước tình hình tín dụng khó tăng, không ít ý kiến cho rằng một phần do lãi suất cho vay của NH cao dù trần huy động liên tục giảm. Thực ra bản thân NH cũng là doanh nghiệp (DN), với hoạt động chính là huy động và cho vay, nên họ cũng không thể để lãi suất cao rồi nằm ứ trong kho, ngược lại cạnh tranh giành thị phần tín dụng, thậm chí một số khoản vay còn được cấp dưới giá vốn.

Lãnh đạo một NH tâm sự, các nhà kinh doanh họ luôn muốn lãi suất giảm khi có nhu cầu vay, nhưng bản thân NH cũng là một nhà kinh doanh đi vay và cho vay lại và cả 2 đều muốn tìm lợi nhuận. Với NH, nếu không có mức lãi suất hấp dẫn để huy động vốn người dân sẽ không gửi tiết kiệm, còn DN luôn đòi hỏi lãi suất thấp. Vì vậy, nhiều DN cho rằng hoạt động NH đứng giữa nên muốn siêu lợi nhuận, vì lãi suất huy động 6%/năm, cho vay ra 9-13%/năm.

Đúng là theo nguyên lý cơ bản với tất cả các chi phí khoảng 3% cộng với giá huy động vốn là NH có lãi. Nhưng không thể lúc nào cũng áp dụng nguyên lý này một cách máy móc, nhất là trong bối cảnh hiện nay huy động 10 đồng chỉ cho vay được 5 đồng, còn lại tìm đầu ra chỉ cần hòa vốn hoặc thậm chí lỗ. Minh chứng cho những đồng vốn ứ này được NH bơm vào trái phiếu chính phủ.

Vì vậy có ý kiến cho rằng không lẽ NH đang kinh doanh lỗ? Thực ra với NH vấn đề quan trọng hơn đó là giữ được thị trường, giữ được khách hàng và tiếp sức cho nền kinh tế để có cơ hội phục hồi. Bởi chỉ trên cơ sở nền kinh tế phục hồi, hoạt động của DN mạnh lên, NH mới có thể mở rộng được hoạt động cho vay, thúc đẩy sản xuất, khi đó đồng vốn quay vòng nhanh hơn, lãi suất mới có thể giảm theo nguyên tắc kinh doanh “chỉ cần lãi ít nhưng bán được nhiều hàng”.

Vấn đề quan trọng đối với DN hiện nay không chỉ yếu tố lãi suất giảm mà sức mua thị trường phải tăng để cải thiện hàng tồn kho. Hơn nữa, so với các nước trên thế giới, lãi suất tại Việt Nam hiện cao hơn. Tuy nhiên, lạm phát của họ chỉ có 1-2%/năm, trong khi lạm phát của Việt Nam mặc dù đã được kiểm soát xuống mức thấp song vẫn 6-6,5%/năm.

TS. Trần Du Lịch

Thực tế hiện nay trần lãi suất huy động 6%/năm, nhưng NH phải huy động cao hơn mức này để giữ chân khách hàng, rồi trích lập dự phòng rủi ro… Vì thế, muốn lãi suất cho vay giảm thêm để đáp ứng kỳ vọng của DN phải có một lộ trình và thời gian thích hợp. Đối với Việt Nam lãi suất phải theo xu hướng lạm phát, nhưng với xu hướng hiện nay lạm phát khó có thể xuống sâu dưới mức kỳ vọng. Và khi lãi suất huy động khó giảm sâu hơn thì lãi suất cho vay khó giảm thêm.

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Phước Thanh cho rằng, lãi suất hiện đã giảm gần 2/3 so với thời kỳ cao nhất, chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay đã dần thu hẹp, hoạt động tín dụng NH không thuận lợi như trước nên biên lợi nhuận trong cho vay chỉ còn 1-2%, thậm chí một số NHTM còn cho vay dưới giá vốn. Tại một số NH như Nam A Bank, Eximbank, Sacombank... hiện cho DN xuất khẩu vay với lãi suất chỉ 5-7%/năm. Để có thể bù đắp được chi phí khi cho vay dưới giá vốn các NH này đã phải chuẩn bị nguồn vốn giá rẻ, như huy động được nguồn ngoại tệ nước ngoài với mức lãi suất thương mại khoảng 5-6%/năm.

Theo quy định, mỗi đồng vốn đi ra NH đã phải trích lập ngay 0,75% dự phòng chung. Nhưng trong bối cảnh khó khăn, nợ xấu tăng hiện nay không chỉ với trích lập dự phòng chung mà đòi hỏi NH phải hy sinh lợi nhuận để trích dự phòng rủi ro. Minh chứng là lợi nhuận của NH trong những năm qua liên tục đi xuống, thậm chí không đủ để trích dự phòng rủi ro, vì nợ xấu vẫn xu hướng tăng nên các NH phải hy sinh lợi nhuận để trích dự phòng.

Giám đốc một NH (ngại nêu tên) phân tích, đã là cơ chế thị trường thì tự thân NH tính toán, cân đo đong đếm trong việc kinh doanh. Nếu cho rằng lãi suất NH quá cao DN vay không được không lẽ NH “tự đào hố chôn mình”? Thực ra hiện nay NH phải đi tiếp thị tận DN, từng hộ tiêu dùng để mở đầu ra cho dòng vốn. Song, cái vòng luẩn quẩn kinh tế vẫn còn khó khăn, đầu ra không có, phương án vay vốn không khả thi nên NH không thể mạo hiểm cho vay.

Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế trong năm nay sẽ cải thiện tốt hơn so với 2013, nhưng để kỳ vọng tín dụng tăng trưởng mạnh rất khó. Bởi một số DN sản xuất lớn và có sức khỏe tốt, chẳng hạn như Tôn Hoa Sen, với lãi suất hiện nay họ cho biết chưa vội vay để mở rộng đầu tư, sản xuất và kinh doanh. Vì thế, khả năng dòng chảy tín dụng năm nay sẽ dần được khơi thông nhưng chưa thể chảy mạnh. Tất nhiên phải thừa nhận, lãi suất NH cao trong thời gian qua cũng là một nhân tố, nhưng không phải là nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của DN.

Các tin khác