“Vết sẹo” thị trường lao động châu Âu

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến nhiều chuyên gia kinh tế quan ngại cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài sẽ để lại thương tổn cho thị trường lao động châu Âu.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao khiến nhiều chuyên gia kinh tế quan ngại cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài sẽ để lại thương tổn cho thị trường lao động châu Âu.

Đã hơn 2 năm kể từ khi Claudio Castro mất việc, với khả năng dịch thuật tốt, thông thạo 3 tiếng Anh, Đức và Bồ Đào Nha, Castro vẫn không thể tìm được công việc mới. Không thấy cơ hội việc làm tại quê nhà Bồ Đào Nha, nơi tỷ lệ thất nghiệp ở mức 2 con số, Castro đặt hy vọng vào Đức, nền kinh tế đầu tàu châu Âu. Nhưng một lần nữa, kết quả không như Castro mong đợi. Trong gần 40 nơi nộp đơn xin việc, chỉ duy nhất một nơi gọi phỏng vấn nhưng cũng không đem lại công việc cho anh. “Thất nghiệp giờ đã quá quen thuộc. Đây thật sự là khoảng thời gian quá khó khăn” - Castro nói.

Bất chấp những tín hiệu lạc quan từ các thị trường tài chính châu Âu vừa qua, triển vọng việc làm cho 18,5 triệu người thất nghiệp tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone) đang bị phủ bóng. Các chuyên gia kinh tế lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính sẽ khiến thị trường lao động châu Âu bị tổn thương với tình trạng thất nghiệp đang ngày một tăng cao.

Theo một thống kê của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), tỷ lệ thất nghiệp tại 15 nước thuộc eurozone đã tăng từ 8,5% lên 10%. Thất nghiệp còn đưa ra cảnh báo đối với eurozone: khu vực này đang ở bờ vực của quá trình thay đổi nhân khẩu học với tình trạng dân số già tăng cao.

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra cảnh báo về tình trạng thất nghiệp trong giới trẻ châu Âu. Có 1,6 triệu người Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha rơi vào cảnh không có việc làm từ năm 2007-2012, trong đó 3/4 ở độ tuổi từ 15-34. Ở Hy Lạp và Tây Ban Nha, hơn 1/2 trong số người ở độ tuổi dưới 25 thất nghiệp. Tại Italia, cứ 10 thanh niên có 4 người không có việc làm.

Để giải quyết tình trạng trên, Liên minh châu Âu (EU) đã thiết lập Quỹ bảo lãnh thanh niên, nhằm đảm bảo những người dưới 25 tuổi có một công việc tốt trong vòng 4 tháng sau khi ra trường hoặc mất việc làm. Trong khi đó, Quỹ Xã hội châu Âu được xây dựng cho các đối tượng thất nghiệp dài hạn.

Các chương trình trên phần nào đã đem lại những kết quả tích cực. Pedro Ferraz da Costa và nhân viên của ông ở công ty Iberfar của Bồ Đào Nha là những người được hưởng lợi từ các chương trình trên. Ông Ferraz da Costa sở hữu và điều hành doanh nghiệp dược phẩm gia đình với 230 nhân công. 20 công nhân của Iberfar được thuê nằm trong chương trình của Chính phủ Bồ Đào Nha: nhà nước trả 80% tiền lương của 20 công nhân (khoảng 650EUR/tháng) trong 1 năm.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Ireland đã giảm đều đặn trong 2 năm qua khi ngày càng nhiều doanh nghiệp tuyển người. Điều này xuất phát từ việc các công ty được hưởng lợi từ những chính sách ưu đãi như thuế thu nhập doanh nghiệp thấp; sự linh hoạt của thị trường lao động và lứa sinh viên tốt nghiệp có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt.

Thanh niên xuống đường kêu gọi tạo công ăn việc làm tại Đức.

Thanh niên xuống đường kêu gọi tạo công ăn việc làm tại Đức.

Chuyên gia Gros thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu, chia thị trường lao động eurozone thành 3 nhóm. Nhóm thứ nhất ở các quốc gia như Đức và Áo, nơi thị trường lao động không bị ảnh hưởng nhiều của cuộc khủng hoảng và tỷ lệ thất nghiệp dao động khoảng 5%. Nhóm thứ hai là những nơi có tỷ lệ thất nghiệp chiếm khoảng 1/4 lực lượng lao động.

Và cuối cùng các quốc gia như Pháp và Italia, nơi cuộc khủng hoảng đã cho thấy trở ngại về cơ cấu việc làm ngày càng tăng. Một vấn đề các chuyên gia kinh tế lưu tâm là cải cách thị trường lao động ở châu Âu đang tạo điều kiện cho các công ty dễ dàng sa thải nhân viên hơn, khiến người lao động trở nên mong manh với công việc mình đang có.

Các tin khác