Nâng chất ngành da giày

Riêng tháng 6, giá trị xuất khẩu đạt 940 triệu USD. Thành tích này đã đưa Việt Nam trở thành 5 nước xuất khẩu da giày lớn nhất thế giới. Các thị trường xuất khẩu chính tập trung tại Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Nhật Bản và một số thị trường tiềm năng như Australia, Phần Lan, Ba Lan, Chile, Israel, Nga, Trung Đông, Mỹ Latin.

Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành da giày đạt 10,32 tỷ USD.  Đây là ngành đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu, sau nhóm hàng điện thoại và dệt may. 6 tháng đầu năm 2014, tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày đạt 5,7 tỷ USD (tăng 19,2%) so với cùng kỳ 2013.

Riêng tháng 6, giá trị xuất khẩu đạt 940 triệu USD. Thành tích này đã đưa Việt Nam trở thành 5 nước xuất khẩu da giày lớn nhất thế giới. Các thị trường xuất khẩu chính tập trung tại Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Nhật Bản và một số thị trường tiềm năng như Australia, Phần Lan, Ba Lan, Chile, Israel, Nga, Trung Đông, Mỹ Latin.

Tình hình xuất khẩu ngành da giày theo đánh giá của nhiều DN đang ở đà thuận lợi nhờ các thị trường nhập khẩu chính tiêu thụ tăng mạnh. Cùng với đó, từ đầu năm 2014, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang EU được hưởng lợi với mức thuế nhập khẩu giảm 3,5-5% từ Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), đã giúp sản phẩm này có sức cạnh tranh hơn.

Tới đây, khi các hiệp định thương mại song phương, đặc biệt Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) ký kết và có hiệu lực, kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội lớn, thúc đẩy ngành da giày phát triển bứt phá mạnh mẽ hơn.

Dù vậy, thực trạng phát triển ngành da giày trên thực tế vẫn chưa cho thấy một nền tảng bền vững. Giày thể thao và giày vải hiện là sản phẩm xuất khẩu chủ lực, nhưng chỉ tập trung cạnh tranh về giá rẻ, thay vì chất lượng, mẫu mã, thiết kế kiểu dáng, giá trị thương hiệu.

Trong khi đó, DN sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu hoạt động phân tán, rời rạc, manh mún, chưa liên kết để tận dụng lợi thế của nhau. Đặc biệt, đến nay tỷ lệ nội địa hóa của ngành quá thấp: da thuộc chỉ đạt 30%, da tổng hợp 40%, phụ liệu trang trí gần 45%, đã dẫn đến việc phần lớn nguyên phụ liệu da thuộc và da nhân tạo phải nhập từ Trung Quốc. Điều này đang khiến mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa các nguyên liệu nội địa như da thuộc, da tổng hợp, đế giày đạt tỷ lệ 50% vào năm 2020 và 70% vào 2025 rất khó khả thi.

Hiện ngành da giày có khoảng 812 DN đang hoạt động, thu hút trên 624.000 lao động, mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Yêu cầu đặt ra hiện nay là cần sớm nâng chất ngành da giày, khắc phục những yếu kém.

Trong đó, ưu tiên tập trung đầu tư công nghệ nhằm nâng cao năng lực sản xuất; chú trọng khâu thiết kế, nghiên cứu tạo sản phẩm mới đa dạng; phát triển công nghiệp hỗ trợ; hình thành các khu công nghiệp thuộc da, da nhân tạo, vải phụ liệu; gắn kết chuỗi cung ứng và phân phối sản phẩm…

Các tin khác