Điểm sáng dòng tiền khối ngoại

Một trong những tác nhân quan trọng khiến thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục có diễn biến tích cực trong những tháng vừa qua chính là nhờ dòng tiền luôn được duy trì ở mức ổn định. Nổi bật trong đó là dòng tiền khối ngoại tham gia một cách bền bỉ.

Một trong những tác nhân quan trọng khiến thị trường chứng khoán (TTCK) liên tục có diễn biến tích cực trong những tháng vừa qua chính là nhờ dòng tiền luôn được duy trì ở mức ổn định. Nổi bật trong đó là dòng tiền khối ngoại tham gia một cách bền bỉ.

Tập trung doanh nghiệp hàng đầu

Hiện tại, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tại PVGas (GAS) vào khoảng 2,9%, cộng với tỷ lệ sở hữu của PetroVietnam 96,72%, các NĐT còn lại đang nắm khoảng 0,38% cổ phần của GAS, tương đương khoảng 7,2 triệu CP. Điều này chỉ ra rằng nếu NĐTNN tiếp tục mua ròng GAS như thời gian qua, việc thanh khoản của cổ phiếu (CP) suy giảm dần có thể dự báo được.

 Lý do khối ngoại kết CP này đã quá rõ, khi 6 tháng qua, GAS tăng từ hơn 70.000 đồng/CP lên 110.000 đồng/CP, tỷ lệ tăng hơn 50%. Bên cạnh đó, GAS cũng là một trong những đơn vị chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao, ổn định nhất trên thị trường với tỷ lệ 10-20%/mệnh giá cho mỗi lần. Giá trị vốn hóa của GAS tính đến thời điểm này vào khoảng 208.450 tỷ đồng, nghĩa là chỉ cần GAS tăng thêm vài giá nữa, tổng công ty sẽ là đơn vị đầu tiên đạt giá trị vốn hóa 10 tỷ USD.

Từ khi đi vào hoạt động đến nay các quỹ mở trái phiếu liên tục thu hút các NĐT, trong đó có cả NĐTNN. Tỷ lệ tăng trưởng NAV trong 6 tháng của quỹ trái phiếu (cũng có thể xem như khả năng sinh lời) dù 3-5% vẫn còn thấp hơn so với CP, nhưng cũng xấp xỉ với lãi suất ngân hàng và có thể nói đây là tỷ suất sinh lời hấp dẫn. Như vậy, NĐT nào huy động được vốn với chi phí thấp, chỉ cần giải ngân vào những quỹ như quỹ trái phiếu, sẽ vừa có tỷ suất sinh lời khả quan và cũng đảm bảo được an toàn nguồn vốn.

Từ đầu năm đến nay VNM (Vinamilk) dù có diễn biến giá không ấn tượng như GAS, từ mức 14.5 có lúc CP này giảm về mức 12.0, nhưng tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại CP này ít thay đổi và cho đến nay CP này đã hết room. Cuối tuần qua, VNM tăng 4.000 đồng từ 129.000 đồng/CP lên 133.000 đồng/CP.

Bên cạnh đó có thông tin VNM sẽ phát hành CP để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu của công ty. Điểm cần nhấn mạnh ở đây là cách đây chưa lâu, khi VNM mới có giá hơn 120.000 đồng/CP, trên thị trường nếu muốn mua VNM với khối lượng lớn sẽ phải mua với giá cao hơn (premium) và mức giá chào bán khi đó đã là 130.000 đồng/CP. Cũng như GAS, VNM với vị thế là công ty hàng đầu trong ngành sữa, chất lượng quản trị và mức độ minh bạch thông tin được đánh giá cao nên luôn đứng vững với thị giá cao.

Trong lần phát hành CP này, lượng cung CP sẽ tăng lên nhưng nhu cầu sở hữu VNM cũng tăng không kém. Ở đây có một chi tiết cần làm rõ, về tỷ lệ chia cổ tức của VNM hay GAS thường là 10% hoặc 20% bằng tiền mặt cho mỗi lần. Tuy vậy, 10% hay 20% ở đây là tính trên mệnh giá 10.000 đồng/CP, còn nếu so với thị giá, tỷ suất cổ tức/thị giá “có vẻ” hơi thấp.

Sở dĩ nói “có vẻ” do sự khác biệt về quan điểm và so sánh. Đối với nhiều NĐT, nếu mua được đáy, bán đỉnh ngay trong phiên có khi đã lãi 7% hoặc 10%, cao hơn nhiều so với việc mua CP để hưởng cổ tức. Nhưng không phải NĐT nào cũng chọn phương án này và cũng đủ điều kiện để thực hiện. Như trường hợp của VNM hay của GAS, NĐTNN mua vào còn vì kỳ vọng tăng trưởng trong trung và dài hạn, còn về tỷ suất cổ tức/thị giá ở mức 2-3% đối với họ vẫn có thể chấp nhận được.

Thử làm một phép tính đơn giản, nếu huy động một nguồn tiền với mức lãi suất 1% và sinh lời 2-3% coi như tiền lãi thu về đã gấp đôi ba lần chi phí. Trong thực tế, nếu GAS và VNM duy trì được khả năng tăng trưởng và vị thế doanh nghiệp hàng đầu của mình, giá CP còn có thể gia tăng và đem lại tỷ suất sinh lời lớn hơn nữa.

Cũng liên quan đến vấn đề sinh lời, điểm lại tỷ lệ tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) của các quỹ mở trái phiếu trong 6 tháng đầu năm, sẽ thấy sự tăng trưởng tương đối ấn tượng và ổn định, dao động trong khoảng 3-5%. Trong số các quỹ mở trái phiếu, tập trung chủ yếu vào trái phiếu chính phủ, Quỹ MBBF có tỷ lệ tăng NAV khá ấn tượng với khoảng 5%.

Các quỹ ETF giao dịch mạnh

Điểm lại diễn biến của TTCK trong 6 tháng đầu năm nay sẽ thấy có 3 giai đoạn và ấn tượng của NĐTNN để lại hết sức đậm nét. Thị trường đã tăng trưởng mạnh trong quý I và một trong những tác nhân chủ chốt chính là các quỹ ETF giao dịch rất mạnh. Trong tháng 4 khi khối ngoại giảm giao dịch, thị trường cũng ở giai đoạn điều chỉnh. Nhưng trong những ngày đầu tháng 5, bất chấp việc thị trường điều chỉnh mạnh, khối ngoại lại mua vào đã tạo tâm lý tích cực cho TTCK và xu hướng mua ròng đã kéo dài đến hết quý II.

Theo thống kê của CTCK BIDV-BSC, dòng  vốn  ngoại  mua  ròng  7.036  tỷ  đồng, tương  đương  330  triệu  USD trong 6 tháng, tăng 62% so cùng kỳ năm trước và vượt mức mua ròng trong  cả  năm 2013. Ngoại trừ  việc  bán ròng trong tháng 3, khối ngoại mua  ròng mạnh, ổn định và trải đều trong các tháng.

Lượng mua ròng 6 tháng đã vượt lượng mua ròng  6.314 tỷ đồng (298 triệu USD)  trong cả năm 2013. Nếu như dòng vốn ngoại rút ra khỏi thị trường mới nổi trong cả năm 2013 và chỉ quay lại từ đầu năm 2014, thị trường  biên (bao gồm Việt Nam) vẫn duy trì được sự hấp dẫn của dòng vốn ngoại trong suốt gần 2 năm qua. Dòng vốn khối ngoại năm nay có tính ổn định  và tính định hướng thị trường mạnh.

Trong những năm gần đây hoạt động mua ròng có xu hướng giảm dần trong quý II và chỉ tăng lại vào cuối quý III. Tuy nhiên, với hoạt động mua vào đột biến như năm nay, có thể kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ còn tích cực tham gia thị trường trong nửa cuối cuối năm nay. Với diễn biến mua ròng trong 6 tháng đầu năm, BSC dự kiến 2014 sẽ là năm thứ 4 liên tiếp dòng vốn ngoại có tăng trưởng.

Các tin khác