Giá nào cho Vinatex?

Ngày 22-7 tới đây, Vinatex sẽ tiến hành IPO 121 triệu CP với giá khởi điểm 1.1 tại HOSE. Càng gần đến ngày IPO, một trong những điều khiến NĐT quan tâm nhất chính là giá đấu thành công của Vinatex sẽ ở mức bao nhiêu. Đây là một ẩn số rất khó đoán vì Vinatex đang được nhiều NĐT quan tâm và mức giá khởi điểm có thể nói là hấp dẫn.

Ngày 22-7 tới đây, Vinatex sẽ tiến hành IPO 121 triệu CP với giá khởi điểm 1.1 tại HOSE. Càng gần đến ngày IPO, một trong những điều khiến NĐT quan tâm nhất chính là giá đấu thành công của Vinatex sẽ ở mức bao nhiêu. Đây là một ẩn số rất khó đoán vì Vinatex đang được nhiều NĐT quan tâm và mức giá khởi điểm có thể nói là hấp dẫn.

Tuần rồi, một CTCK có thế mạnh trong mảng nghiên cứu-phân tích có đưa ra báo cáo sơ bộ tính toán P/E cho năm 2013 của Vinatex gần 28 lần, cao hơn nhiều so với bình quân ngành 16 lần và P/B khoảng 1,11 lần, nhỉnh hơn đôi chút so với các công ty trong cùng ngành 1,04 lần. Còn theo đánh giá của CTCK BIDV-BSC, mức giá hợp lý của Vinatex sẽ dao động trong khoảng 1.1-1.3. Xét về mặt định giá mức 1.1 Vinatex đưa ra rất phải chăng.

Nhìn lại các đợt IPO trong vài năm qua, giá đấu thành công bình quân thường khá sát với mức giá khởi điểm. Thí dụ, giá khởi điểm của Petrolimex 1.5, giá đấu thành công 15.032 đồng/CP; giá khởi điểm VNSteel 10.100 đồng/CP, giá đấu thành công 10.101 đồng/CP. Đây là những cơ sở để dự báo giá đấu thành công bình quân của Vinatex sẽ không xê dịch nhiều so với mức 1.1.

121 triệu CP với giá 1.1 giá trị khoảng 1.331 tỷ đồng, tương ứng 63 triệu USD, xấp xỉ 40-50% GTGD mỗi ngày của TTCK trong thời gian gần đây. Bởi 63 triệu USD là một con số không lớn, chỉ cần một vài quỹ có thể mua một cách dễ dàng. Nhìn vào số lượng đông đảo các tổ chức đầu tư tham dự 2 buổi roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư của Vinatex có thể dự báo về khả năng bán hết CP là thuận lợi.

Các công ty cùng ngành và quy mô lớn trong khu vực, các tổ chức tài chính, các CTCK hay NĐT cá nhân đều có thể mua được Vinatex. Ở góc độ của bên mua có lẽ họ cũng thấy được điều này nên để mua được CP một cách chắc chắn việc đặt giá đấu cao hơn mức khởi điểm sẽ được cân nhắc. Vinatex là một doanh nghiệp đứng đầu của một ngành có thể nói đang rất nhiều thời cơ thuận lợi.

Càng gần đến ngày IPO, mức giá đấu bình quân của Vinatex sẽ được phán đoán chuẩn xác hơn dựa vào những thông tin về khối lượng đặt mua. Nếu khối lượng đặt mua đạt mức cao so với khối lượng Vinatex chào bán, khả năng giá đấu bình quân sẽ được đẩy lên cao hơn và ngược lại.

Nhìn xa hơn nữa, GAS đã từng bị nghi ngờ từ trước lúc IPO cho đến khoảng thời gian đầu tiên lên sàn, nhưng sau đó CP này đã tăng như thế nào ai cũng biết. Tất nhiên những ai “chê” không mua GAS ngay từ đầu sẽ tiếc. Vậy nên dù GAS và Vinatex có nhiều khác biệt, không thể loại trừ một kịch bản tích cực cũng sẽ đến với Vinatex. Nhiều người đặt giá cao thì giá trung bình sẽ nâng lên cao, nhưng sẽ cao hơn ở mức nào?

Một giả thiết được đưa ra, có thể một số tổ chức sẽ không tham gia vào đợt IPO để “chờ” có giá đấu bình quân, sau đó tính toán lại và mua trên OTC nên có thể giá đấu sẽ được đặt một cách thận trọng và vừa phải. Dù vậy, những NĐT nào đã tham gia mua Vinatex đợt này hẳn sẽ có cái nhìn dài hạn và chấp nhận giữ dài, nếu bán phải bán giá cao, mà mua CP OTC giá cao không phải ai cũng muốn.

Một trong những “điểm trừ” của Vinatex có thể khiến cho NĐT hơi e dè với CP này là thời gian niêm yết của tập đoàn dự kiến sẽ 3 năm sau cổ phần hóa (thông tin được đưa ra trong các buổi roadshow). Nhưng đây mới chỉ là thông tin dự kiến vì còn có nhiều yếu tố khác tác động.

Thực tế, mốc thời gian 3 năm ban lãnh đạo Vinatex đưa ra có thể là thời điểm Vinatex đạt được những bước tiến quan trọng sau cổ phần hóa, cũng như nâng cao năng lực hoạt động của mình, tức là thời điểm chín muồi để lên sàn.

Nhưng ở đây có một vài biến số có thể tác động rút ngắn thời gian này xuống, bao gồm từ hoạt động của Vinatex có thể thuận lợi hơn dự kiến dưới sức ép của các cổ đông (Vinatex dự kiến bán đến 49% vốn ra bên ngoài). Và cuối cùng, các quy định của cơ quan quản lý về việc đưa CP lên sàn để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông theo hướng ngày một chặt chẽ hơn.

Các tin khác