Trung Quốc-Đảo điên tư bản (3): Phải thay đổi

Với những lệch lạc ngày càng nghiêm trọng trong mô hình kinh tế - xã hội hiện nay, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ có một cuộc khủng hoảng toàn diện trong trung hạn dẫn đến một sự thay đổi lớn. Đó là dự báo của TS. Minqi Li, giáo sư kinh tế Đại học Utah (Hoa Kỳ), tác giả cuốn sách “The Rise of China and the Demise of the Capitalist World Economy”.

Với những lệch lạc ngày càng nghiêm trọng trong mô hình kinh tế - xã hội hiện nay, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ có một cuộc khủng hoảng toàn diện trong trung hạn dẫn đến một sự thay đổi lớn. Đó là dự báo của TS. Minqi Li, giáo sư kinh tế Đại học Utah (Hoa Kỳ), tác giả cuốn sách “The Rise of China and the Demise of the Capitalist World Economy”.

Trung Quốc-Đảo điên tư bản (K2): Ung nhọt bộc phát(

Trung Quốc-Đảo điên tư bản (K1): Sụp đổ mô hình kinh tế?(

Phát triển đánh đổi

Tăng trưởng ấn tượng của Trung Quốc dựa trên lao động giá rẻ, đầu tư cao và xuất khẩu sang các nước phương Tây. Liệu có bền vững? Kể từ những năm 1980, kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ với GDP thực tăng hàng năm khoảng 10%.

Đến nay, nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai thế giới và dự báo có thể vượt qua Hoa Kỳ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2015 nếu dựa trên phương pháp so sánh sức mua. Tuy nhiên, rất nhiều vấn đề mâu thuẫn kinh tế, xã hội và sinh thái đã chất chồng trong những năm gần đây và mô hình hiện nay của Trung Quốc dường như không thể sống sót trong trung hạn.

Theo một báo cáo của Living Planet Report năm 2012, xâm phạm sinh thái ở Trung Quốc đã hơn gấp đôi so với công suất sinh học. Nhiều thành phố ở Trung Quốc nằm trong top những thành phố ô nhiễm nhất hành tinh và khoảng 40% đất đai ở nước này đã bạc màu. Ngày 17-4, một báo cáo của Bộ Bảo vệ môi trường Trung Quốc thừa nhận 16,1% đất đai nói chung và 19,4% đất nông nghiệp của nước này đã bị nhiễm độc, chủ yếu do tích tụ chất độc thải ra từ các nhà máy, hoạt động khai thác mỏ và nông nghiệp trong nhiều năm. Hậu quả, Trung Quốc có thể thiếu 25% so với nhu cầu nước vào năm 2030.

Ngày 23-4, một báo cáo mới công bố của chính phủ Trung Quốc cho biết khoảng 60% nguồn nước ngầm của quốc gia này đang bị ô nhiễm rất nặng đến mức không thể sử dụng được. Khảo sát của Bộ Bảo vệ môi trường tại 203 thành phố trong cả nước cho thấy chất lượng nước dao động từ “tương đối tồi tệ” tới mức “vô cùng tồi tệ”. Tờ The Atlantic đưa tin, để “được phép gây ô nhiễm” ở Trung Quốc, các chủ doanh nghiệp chỉ cần bắt đầu bằng một thẻ quà tặng trị giá khoảng 2.000NDT (6,8 triệu VNĐ) cho giám đốc cơ quan bảo vệ môi trường ở địa phương.

 Trong thực tế, tham nhũng và hối lộ là một hiện tượng rất phổ biến tại Trung Quốc hiện nay. Năm 2013, một danh sách lan truyền liệt kê 47 quan chức chính phủ nước này đã nhận quà hối lộ từ một nhà thầu bất động sản ở Yinchuan, thủ phủ tỉnh Ningxia. Danh sách này ghi rõ ràng cả cơ quan của người nhận quà. Theo đó, các quan chức trong danh sách công tác ở khắp các cơ quan trong chính quyền thành phố như thuế, đất đai, cảnh sát, môi trường và cả thể thao. Số tiền hối lộ 1.000-3.000NDT, chủ yếu dưới hình thức thẻ quà tặng.

Ngoài ra, theo danh sách trên, mục đích hối lộ cũng được ghi rõ ràng. Thí dụ, một thẻ quà tặng trị giá 1.000NDT cho Giám đốc Jin của Văn phòng Các vấn đề tôn giáo để giành được quyền "cung cấp thực phẩm thích hợp cho đạo Hồi”. Cho đến nay, chiến dịch đánh “hổ và ruồi” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trừng phạt nhiều quan chức cấp cao tham nhũng.

Khủng hoảng là tất yếu

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng dựa trên khai thác sức lao động rẻ mạt, tần suất đầu tư cao bất thường và xuất khẩu vào các thị trường phương Tây. Với nền kinh tế tư bản toàn cầu đang đối mặt với đình đốn và khủng hoảng, xuất khẩu của Trung Quốc sẽ đối mặt với tăng trưởng ì ạch nhất trong những năm tới. Đầu tư đã tăng lên khoảng 50% GDP.

Đầu tư quá mức đã làm giảm tỷ lệ sinh lời trên đồng vốn và đe dọa hệ thống tài chính Trung Quốc vì đa số dự án đầu tư được cấp ngân sách qua vay ngân hàng và những hình thức nợ khác. Mức đầu tư có thể chịu được của nền kinh tế là khoảng 30% GDP. Tuy nhiên, để giảm đầu tư 20% GDP, tiêu thụ nội địa cũng phải tăng tương ứng để bù vào.

Hiện hầu hết gia đình Trung Quốc đều dựa vào tiền lương như nguồn thu chính. Vì vậy, để tiêu dùng tăng 20% GDP, một phần lớn thu nhập quốc gia (từ 15-20% GDP) cần được tái phân bổ từ các nhà tư sản (gồm các chủ doanh nghiệp và quan chức nhà nước - theo GS. Li) sang người lao động. Điều này chắc chắn sẽ bị cản trở mạnh mẽ bởi tầng lớp tư sản Trung Quốc.

Trong bối cảnh đó, một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổi lên trong xã hội Trung Quốc. Ngày càng có nhiều học giả và nhà hoạt động xã hội cho rằng Trung Quốc nên xét lại công cuộc cải tổ kinh tế theo định hướng thị trường. Công hữu hóa phương tiện sản xuất cần được khôi phục và thu nhập cùng của cải nên được tái phân bổ cho người nghèo để ổn định xã hội.

Những học giả và nhà hoạt động này được biết đến với tên “Cánh tả mới”. Nhiều người trong số họ cũng được gọi là “Maoist” vì có xu hướng đồng cảm với chủ nghĩa xã hội của họ Mao. Trong những năm đầu 2000, chủ nghĩa xã hội họ Mao chỉ phổ biến trong số ít những người lao động thuộc các khu vực nhà nước cũ, những người bị thiệt hại nhiều nhất trong công cuộc tư hữu hóa những năm 1990 và đầu 2000.

Nhưng những năm gần đây, cùng với sự gia tăng bất bình đẳng kinh tế và xã hội ngày càng cao, chủ nghĩa Mao đạt được sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu ở thành thị cũng như thế hệ mới của giai cấp công nhân Trung Quốc. Chương trình cải cách xã hội của Bạc Hy Lai khi ông là Bí thư Đảng ủy thành phố Trùng Khánh cũng được cho một phần do được khuyến khích bởi sự ảnh hưởng ngày càng tăng của chủ nghĩa Mao. Bạc Hy Lai đàn áp các tổ chức tội phạm có quan hệ với các nhà tư bản địa phương, tăng cường đầu tư vào nhà ở xã hội và thúc đẩy sự phát triển đồng thời của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (không phải tư nhân hóa hoàn toàn như ở nhiều nơi khác tại Trung Quốc).

Do đó, giới quan sát nhận định cuộc thanh trừng gần đây đối với Bạc Hy Lai có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị. Nó cho thấy ĐCS Trung Quốc quyết định thúc đẩy cải cách kinh tế theo hướng thị trường tự do không có cải cách xã hội nghiêm túc. Điều này làm lợi cho giới tư bản Trung Quốc trong ngắn hạn, nhưng nó lại làm gia tăng những mâu thuẫn khác nhau của Trung Quốc và có khả năng tích tụ các nhân tố cho một sự bùng nổ xã hội trong tương lai không xa.

Một vụ xử án tham nhũng ở Trung Quốc.

 Một vụ xử án tham nhũng ở Trung Quốc.

Kinh nghiệm lịch sử từ Brazil, Hàn Quốc và Ba Lan, cho thấy khi lực lượng lao động phi nông nghiệp của một quốc gia tăng lên đến hơn 70% tổng số lực lượng lao động, lực lượng lao động có khả năng sẽ nổi lên như một lực lượng chính trị và xã hội mạnh mẽ, đòi tăng lương, phúc lợi xã hội và dân chủ chính trị.

Theo thống kê của Đại học Utah, lực lượng lao động phi nông nghiệp của Trung Quốc hiện đang chiếm khoảng 60% tổng số lực lượng lao động và tăng với tốc độ hàng năm khoảng 1%. Với tốc độ này, lao động phi nông nghiệp của Trung Quốc có thể vượt quá ngưỡng quan trọng 70% vào khoảng năm 2020. Nếu hệ thống xã hội của Trung Quốc lúc đó không còn phù hợp với đòi hỏi của giai cấp lao động trong nước, một cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị toàn diện nhiều khả năng xảy ra.

Như vậy, trong 1-2 thập niên tới, các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và sinh thái có khả năng hội tụ tại Trung Quốc, dẫn đến sự sụp đổ mô hình kinh tế hiện tại của Trung Quốc. Giải quyết các cuộc khủng hoảng đó như thế nào sẽ có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với tương lai của Trung Quốc mà còn cho toàn bộ hành tinh. 

Các tin khác