Voi và tê giác sắp tuyệt chủng

Đầu những năm 1980, những quốc gia theo Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật nguy cấp (CITES) đã trừng trị thẳng tay những tên tội phạm buôn bán ngà voi, khiến nạn săn bắn voi và tê giác trái phép giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, thời gian gần đây, 2 loài động vật hoang dã này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Đầu những năm 1980, những quốc gia theo Công ước Quốc tế về buôn bán các loài động vật nguy cấp (CITES) đã trừng trị thẳng tay những tên tội phạm buôn bán ngà voi, khiến nạn săn bắn voi và tê giác trái phép giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, thời gian gần đây, 2 loài động vật hoang dã này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Nhu cầu cao, tội phạm hoành hành

Từ năm 1973 đến 2010, số lượng tê giác trắng ở châu Phi từ 2.000 con đã tăng lên 19.500 con và cứu được nhiều loài động vật hoang dã khác đang có nguy cơ tuyệt chủng nhờ nhiều quốc gia chấp hành nghiêm túc CITES. Nhưng từ năm 2010 đến nay, nạn săn bắn trái phép trên toàn cầu, đặc biệt ở châu Phi đã ngày càng bùng phát.

Theo một báo cáo năm 2012, số ngà voi trái phép bị tịch thu trên toàn thế giới 38,8 tấn, tương đương số ngà của hơn 4.000 con voi bị giết. Theo ước tính của CITES, khoảng 25.000 con voi bị săn trộm ở châu Phi năm 2012. Năm ngoái, chỉ riêng ở Bắc Á, có khoảng 668 con tê giác bị săn bắn. Theo một nghiên cứu mới đây được công bố trong Tạp chí trực tuyến truy cập mở Plos One,  ở Trung Phi 62% số voi rừng đã bị giết hại để lấy ngà trong 3 qua. Số liệu này càng khẳng định điều mà các nhà bảo tồn học lo ngại: loài voi rừng đang có nguy cơ bị tuyệt chủng, có thể trong thập niên tới.

Theo các chuyên gia, nạn săn bắn trái phép hoành hành do nhu cầu ngà voi và sản phẩm từ các loài động vật hoang dã ngày càng tăng, đặc biệt ở châu Á. Cụ thể tại Trung Quốc từ rất lâu ngà voi được sử dụng trong nghệ thuật và làm thuốc. Với sự phát triển của nền kinh tế, người Trung quốc càng kiếm được nhiều tiền nên họ sẵn sàng bỏ ra cả triệu NDT để mua ngà voi và các chế phẩm từ ngà voi. Điều đó cũng có nghĩa ngà voi càng có giá trị và khi trở thành hàng cấm và trở nên đắt đỏ sẽ càng khiến các nhóm tội phạm quan tâm. Ngày càng có nhiều người châu Á sang châu Phi để săn bắn trộm và buôn bán trái phép động vật hoang dã.

Trong khi đó, những nhân viên bảo vệ động vật hoang dã tại các nước ở châu Phi thường rất nghèo và khó thắng nổi bọn tội phạm vì thế họ rất dễ nhận hối lộ, hoặc có thể bị giết chết. Lượng ngà voi bị tịch thu tăng mạnh trong những năm gần đây là dấu hiệu của các băng nhóm tội phạm lớn đã tham gia buôn bán những món hàng lời này.

Cần xem như tội phạm ma túy

Trên tờ Guardian, Tổng thư ký của CITES, ông John Scanlon đã kêu gọi tăng cường gấp đôi nỗ lực trong cuộc chiến chống săn bắn trộm và buôn bán động vật hoang dã hiện nay. Theo đó, các quốc gia cần thi hành luật pháp nghiêm ngặt đối với tội phạm buôn bán và sát hại động vật quý hiếm như áp dụng với nạn buôn bán ma túy, thay vì chỉ là những quy định về môi trường.

Theo ông Scanlon, đây là lúc coi tội phạm về động vật hoang dã là tội nghiêm trọng, đồng thời triển khai các biện pháp trong cuộc chiến chống tệ nạn này bằng việc kiểm soát các hình thức giao hàng - nghĩa là chúng ta sẽ không bắt những tên buôn lậu mà tiến hành theo dõi để tìm ra nguồn cung cấp. Điều này cho phép nhận dạng, theo dõi và dễ dàng kết án những tên tội phạm tinh quái trong lĩnh vực buôn bán trái phép này. Bên cạnh đó, cần có những hình phạt nghiêm khắc dành cho tội phạm này, kết hợp với những chiến dịch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của công chúng để ngăn chặn nhu cầu tiêu thụ hàng hóa bất hợp pháp.

Voi bị sát hại lấy ngà ở Kenya.

Voi bị sát hại lấy ngà ở Kenya.

Tuy nhiên, điều lo ngại nhất hiện nay là nếu nhu cầu về một mặt hàng trái phép tăng cao, như heroin hay sừng tê giác, sẽ có rất nhiều nhóm tội phạm bất chấp luật pháp để đáp ứng. Vì thế, trong cuộc chiến chống lại tội phạm buôn bán và sát hại động vật quý hiếm cần thiết phải có sự đồng lòng của các nước. Thí dụ, nguyên Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã từng hứa hẹn sẽ chấm dứt nạn bán ngà voi tại Thái Lan. Trung Quốc cũng hạn chế món súp vi cá mập, giúp làm giảm số lượng lớn cá mập bị con người giết hại mỗi năm…

Các tin khác