Ma trận phân chia quyền lực quản lý DNNN

Với một “ma trận” phân chia quyền lực, thiếu khoa học, chỉ thấy quyền không thấy trách nhiệm, mục tiêu, kết quả thì khó có thể đòi hỏi trách nhiệm giải trình. Chính vì vậy, khi một sự việc xảy ra không tìm ra ai là người chịu trách nhiệm đầu tiên được xác định. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra ai đang điều hành công ty, ban hành các quyết định, bởi HĐTV chỉ là hữu danh vô thực, quyết những thứ người khác đã quyết, đóng dấu các quyết định của người khác, cơ quan khác. DN còn gì là tự chủ, chủ động kinh doanh”.

Một dẫn chứng về việc quản lý, giám sát hoạt động doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được ông Nguyễn Đình Cung, quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), vừa đưa ra tại một hội thảo về quản trị công ty khiến nhiều người chú ý: “Tại Nghị định 99/2012/NĐ-CP của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN. Theo đó, Thủ tướng có quyền 4 quyết, 5 phê duyệt; bộ quản lý ngành có quyền 7 trình hoặc đề nghị, 6 quyết và 1 chủ trì; Bộ Tài chính có 6 trình, 2 quyết, 3 ý kiến, 1 chấp thuận và 1 tổng hợp báo cáo phối hợp; Bộ Kế hoạch - Đầu tư có 5 trình, 2 ý kiến, 1 tổng hợp…

Với một “ma trận” phân chia quyền lực, thiếu khoa học, chỉ thấy quyền không thấy trách nhiệm, mục tiêu, kết quả thì khó có thể đòi hỏi trách nhiệm giải trình. Chính vì vậy, khi một sự việc xảy ra không tìm ra ai là người chịu trách nhiệm đầu tiên được xác định. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra ai đang điều hành công ty, ban hành các quyết định, bởi HĐTV chỉ là hữu danh vô thực, quyết những thứ người khác đã quyết, đóng dấu các quyết định của người khác, cơ quan khác. DN còn gì là tự chủ, chủ động kinh doanh”.

Thực ra, việc chồng chéo trong quản lý, giám sát DNNN vốn là một vấn đề tồn tại bấy lâu nay. Dù đủ các cơ quan, ban bệ có trách nhiệm với DN, nhưng mỗi khi xảy ra sự việc hầu như không thấy vai trò, bóng dáng của các bộ, ngành.

Đó là nhìn từ trên xuống. Nếu nhìn từ dưới lên, một khảo sát của CIEM cho thấy, DNNN phải nộp hơn 20 loại báo cáo cho nhiều cơ quan. Một hệ thống báo cáo nặng nề nhưng lại không có cơ quan nào tập hợp để phân tích, đánh giá, giám sát để xem DN đó có vận hành đúng mục tiêu mình đề ra hay không. Chính vì vậy mỗi khi có sự việc gì xảy ra, mặc dù báo cáo nhiều nhưng cơ quan có trách nhiệm vẫn không nắm được đủ thông tin về DN.

Do vậy, thông thường để “né” điều này, mỗi khi ra quyết định vấn đề liên quan đến DN, DN đó xin ý kiến càng nhiều cơ quan càng tốt nhằm chia sẻ trách nhiệm, chậm cũng được miễn là có ý kiến. Chính điều này cũng làm triệt tiêu sự đổi mới, sáng tạo bởi nếu đổi mới, sáng tạo mà lại xin ý kiến nhiều cơ quan chắc chắn sẽ không có nhiều ý kiến đồng ý. Do đó, những người có năng lực, năng động, sáng tạo, chấp nhận rủi ro trong bộ máy DNNN.

Một trong những nguyên nhân quan trọng của những tồn tại, bất cập nêu trên là việc còn thiếu một cơ quan chuyên trách quản lý DNNN. Theo ông Nguyễn Đình Cung, Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã được giao nghiên cứu thành lập một cơ quan chuyên trách chủ sở hữu, đến nay đã trình 2 phương án.

Phương án 1, thành lập cơ quan chuyên trách quản lý, giám sát tài sản nhà nước tại DN như ở Trung Quốc. Thứ hai, trong một bộ có nhiều DNNN thì thành lập một cục quản lý chuyên trách. Phương án 1 sẽ đổi mới triệt để hơn.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng hiện nay còn quá nhiều DNNN (gần 1.000 DNNN 100% vốn nhà nước, hơn 2.000 DN mà Nhà nước sở hữu 50%) và cơ quan này không đủ năng lực để quản lý và quyền lực quá nhiều. Do vậy, quan điểm hiện nay vẫn là đẩy nhanh cổ phần hóa, chuyển đổi sở hữu các DN, từ năm 2016 khi số DNNN còn ít sẽ thành lập một cơ quan chuyên trách chủ sở hữu DNNN. 

Các tin khác