Có thể học Hàn Quốc?

Từ đó, khách hàng Hàn Quốc chỉ thích Lotte, Emart cũng như các siêu thị trong nước. Và Walmart cũng như Carrefour đã phải bán toàn bộ cơ sở hạ tầng và rút khỏi thị trường.

Chia sẻ câu chuyện về ngành bán lẻ Hàn Quốc, ông Hong Sun, Tổng thư ký Phòng Thương mại Hàn Quốc tại Việt Nam, cho biết: Hàn Quốc trước đây cũng mở cửa thị trường bán lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài, 2 tên tuổi lớn của ngành bán lẻ thế giới là Walmart (Hoa Kỳ) và Carrefour (Pháp) đã tham gia thị trường. Những chuỗi bán lẻ của Hàn Quốc như Lotte Mart, Emart mặc dù tham gia cuộc chơi sau những đại gia đó nhưng vì hiểu thói quen tiêu dùng của người dân nên đã thay đổi cách thức kinh doanh phù hợp.

Từ đó, khách hàng Hàn Quốc chỉ thích Lotte, Emart cũng như các siêu thị trong nước. Và Walmart cũng như Carrefour đã phải bán toàn bộ cơ sở hạ tầng và rút khỏi thị trường.

“Qua thí dụ này của Hàn Quốc, tôi tin tưởng tại Việt Nam trong một thời gian không xa cũng sẽ có nhiều siêu thị nội tại khắp các tỉnh, thành. Chính vì thế đừng quá lo lắng việc các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường, cứ thoải mái mở dần cánh cửa để thu hút kinh nghiệm” - ông Hong Sun nói thêm.

Tuy nhiên, có thể thị trường bán lẻ Việt Nam khó giống được câu chuyện của Hàn Quốc. Bởi thực tế hiện nay dù kinh tế còn nhiều khó khăn, sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam trên bảng xếp hạng cũng không cao, song nhiều nhà đầu tư ngoại vẫn không ngừng đổ vốn vào. Cụ thể, Aeon (Nhật Bản) sau trung tâm đầu tiên tại TPHCM đã có kế hoạch cho 1 trung tâm ở Bình Dương và 1 ở Hà Nội, theo dự kiến đến năm 2020, Aeon sẽ có khoảng 20 trung tâm mua sắm tại Việt Nam.

Tương tự, Lotte Mart (Hàn Quốc) cũng có kế hoạch đẩy nhanh sự hiện diện của mình tại thị trường Việt Nam thông qua mục tiêu mở 60 siêu thị vào năm 2020. Những tên tuổi khác như Big C, Metro cũng không nằm ngoài đường đua này. Tất nhiên, song hành với những chiến lược bành trướng của khối ngoại, khối nội cũng có nhiều kế hoạch mở rộng mạng lưới với những cái tên như Saigon Co.op, Vinatexmart, Happro… Song nếu nhìn khách quan, vẫn còn ít thương hiệu Việt có sức hút mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Áp lực cho các DN nội sẽ còn nặng nề hơn khi thời điểm mở cửa thị trường đang đến rất gần. Một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn đang chờ đón các DN. Làm gì, làm như thế nào sẽ là câu hỏi buộc mỗi DN nội phải đi tìm câu trả lời cho mình nếu không muốn sớm bị loại khỏi cuộc chơi.

Các tin khác