Tăng trưởng XK khu vực kinh tế trong nước đạt 13,1%

Như vậy, khu vực kinh tế trong nước đã có sự nỗ lực vượt khó để tranh thủ cơ hội mở cửa, hội nhập tăng kim ngạch xuất khẩu. Điều mà khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mấy năm nay đã tranh thủ tốt hơn, ngay cả khi tăng trưởng kinh tế của nhiều đối tác thương mại của Việt Nam còn gặp khó khăn, còn giảm sút hoặc chưa phục hồi tăng trưởng, Chính phủ thì vướng vào nợ công, người dân còn “thắt lưng buộc bụng”.

Kết thúc quý I-2014, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 13,1%, một tốc độ tăng hiếm thấy.

Như vậy, khu vực kinh tế trong nước đã có sự nỗ lực vượt khó để tranh thủ cơ hội mở cửa, hội nhập tăng kim ngạch xuất khẩu. Điều mà khu vực có vốn đầu tư nước ngoài mấy năm nay đã tranh thủ tốt hơn, ngay cả khi tăng trưởng kinh tế của nhiều đối tác thương mại của Việt Nam còn gặp khó khăn, còn giảm sút hoặc chưa phục hồi tăng trưởng, Chính phủ thì vướng vào nợ công, người dân còn “thắt lưng buộc bụng”.

Số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu trong quý I/2014 đạt 33,54 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đạt 32,45 tỷ USD tăng 12,9%. Quy mô xuất siêu đạt 1,083 tỷ USD, cao gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước.

Đáng lưu ý là quy mô và tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước cao hơn và đạt 11,21 tỷ USD, tăng 13,1%.

Với kim ngạch xuất khẩu trong quý I đạt quy mô khá, bình quân xuất khẩu 1 tháng đạt gần 11,2 tỷ USD, là tín hiệu khả quan để cả năm có thể đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (145,4 tỷ USD).

Mới qua 3 tháng, đã có 13 mặt hàng đạt kim ngạch 500 triệu USD, trong đó có 10 mặt hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên; 20 thị trường đạt trên 500 triệu USD, trong đó có 8 thị trường đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Tất cả 63 tỉnh/thành phố đều có hàng hoá xuất khẩu, 9 tỉnh/thành phố đạt trên 500 triệu USD, 45 địa bàn xuất siêu.

Cũng trong quý I/2014, trong khi khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 3,47 tỷ USD, còn khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 2,39 tỷ USD. Đây là tín hiệu khả quan để cả năm có thể không nhập siêu lớn như kế hoạch đề ra (8% so với xuất khẩu, hay bằng 11,6 tỷ USD).

Các tin khác