Cần giải quyết từ gốc

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong tuần đầu tiên của chiến dịch này (từ ngày 1 đến 7-4) đã kiểm tra 4.122 xe, trong đó 750 xe vi phạm, chiếm 18,2%. Đây quả là con số quá khiêm tốn so với thực tế. Nguyên nhân một phần do đến nay mới 39/63 tỉnh được cấp trạm cân lưu động, các tỉnh còn lại chưa làm xong thủ tục đưa cân lưu động vào kiểm tra. Trong khi nhiều địa phương kiểm tra xe quá tải trên tỉnh lộ hoặc các tuyến quốc lộ không có nhiều xe quá tải và chưa kiểm tra chặt trên các quốc lộ trọng điểm…

Vấn nạn xe quá tải tàn phá đường sá, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông lâu nay luôn là vấn đề nóng, gây bức xúc dư luận, nhưng ngành giao thông dường như chưa có giải pháp hiệu quả. Tuần qua, vấn đề này lại tiếp tục được xới lên khi Tổng Cục đường bộ Việt Nam cùng các địa phương đồng loạt ra quân kiểm tra tải trọng xe trên các quốc lộ trọng điểm.

Theo báo cáo của Tổng cục Đường bộ Việt Nam, trong tuần đầu tiên của chiến dịch này (từ ngày 1 đến 7-4) đã kiểm tra 4.122 xe, trong đó 750 xe vi phạm, chiếm 18,2%. Đây quả là con số quá khiêm tốn so với thực tế. Nguyên nhân một phần do đến nay mới 39/63 tỉnh được cấp trạm cân lưu động, các tỉnh còn lại chưa làm xong thủ tục đưa cân lưu động vào kiểm tra. Trong khi nhiều địa phương kiểm tra xe quá tải trên tỉnh lộ hoặc các tuyến quốc lộ không có nhiều xe quá tải và chưa kiểm tra chặt trên các quốc lộ trọng điểm…

Thực tế trên cho thấy những cuộc ra quân như vậy chỉ giải quyết phần ngọn, rồi chuyện đâu vào đó. Bởi lẽ, việc xử lý xe vi phạm chở quá tải chủ yếu diễn ra trên đường, nên yêu cầu hạ tải khi phát hiện xe chở quá tải trọng rất khó vì sẽ làm ảnh hưởng đến giao thông. Cách giải quyết thông thường khi cảnh sát giao thông phát hiện xe chở quá tải là cho dừng để kiểm tra, xử phạt rồi… cho đi. Cách làm dễ làm nảy sinh tiêu cực chung chi giữa tài xế và cảnh sát giao thông.

Hạ tầng giao thông nước ta còn thiếu đồng bộ, chất lượng đường sá kém, nên vấn nạn xe quá tải càng phải được xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, nếu làm không khéo, việc siết tải trọng xe là điều kiện để doanh nghiệp vận tải “té nước theo mưa” tăng giá cước vô tội vạ. Giá cước tăng đồng nghĩa giá hàng hóa sẽ tăng, kéo theo chi phí sản xuất và tiêu dùng tăng vọt. Cuối cùng, người tiêu dùng gánh chịu khi các chi phí trên được đánh vào giá thành sản phẩm. Điều này đi ngược với mục tiêu, nỗ lực kiềm chế tăng giá hiện nay.

Một giải pháp được coi khả thi là đặt trạm cân, xử lý xe vi phạm quá tải ngay tại điểm xuất phát hàng hóa ở các cảng, khu công nghiệp, khu chế xuất, kho bãi, xí nghiệp... Theo đó, nếu phát hiện xe chở quá tải, lực lượng chức năng có thể yêu cầu chủ xe hạ tải dễ dàng nhờ có hệ thống kho bãi và lực lượng bốc xếp hàng hóa tại chỗ. Triển khai thực hiện cách làm này mới có thể giải quyết được gốc của vấn nạn xe quá tải.

Các tin khác