Đằng sau các thỏa thuận pháp lý (K2):Tầng lớp quý tộc mới

Sự dung túng của các cơ quan quản lý nhà nước đối với những sai phạm của các định chế tài chính là tiền đề để những kẻ tham lam lợi dụng và làm giàu bất chính, tạo ra một tầng lớp quý tộc mới ở các nước tư bản, theo Global Research.

Sự dung túng của các cơ quan quản lý nhà nước đối với những sai phạm của các định chế tài chính là tiền đề để những kẻ tham lam lợi dụng và làm giàu bất chính, tạo ra một tầng lớp quý tộc mới ở các nước tư bản, theo Global Research.

Đằng sau thỏa thuận pháp lý (K1): Mờ ám JPMorgan-CIA

4 “trọng tội

Cuối tháng trước, Bank of America công bố một thỏa thuận nhiều tỷ USD với các nhà chức trách Hoa Kỳ liên quan đến những cáo buộc trong cuộc sụp đổ tài chính năm 2008. Theo thỏa thuận với Cơ quan Tài chính nhà ở liên bang (FHFA), ngân hàng đồng ý trả 5,83 tỷ USD tiền phạt và mua lại 3,2 tỷ USD chứng khoán hỗ trợ bằng tài sản thế chấp từ các công ty tài chính thế chấp được chính phủ chống lưng Fannie Mae và Freddie Mac, những công ty đã mua tài sản độc hại từ ngân hàng này trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Thỏa thuận là mức phạt lớn nhất của một cơ quan liên bang trong lịch sử Hoa Kỳ.

Thỏa thuận thêm vào hơn 100 tỷ USD tiền phạt các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ đối với các ngân hàng lớn toàn cầu kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra, hơn một nửa trong số đó đã được áp dụng trong năm qua. Tầm mức kỷ lục của thỏa thuận cho thấy sự phổ biến và quy mô to lớn của những tội lỗi các ngân hàng và các quan chức hàng đầu đã thực hiện. Tuy nhiên, một lần nữa chẳng có nhà lãnh đạo ngân hàng nào bị buộc tội hình sự.

Điều này không phải vì thiếu chứng cứ. Báo cáo năm 2011 của Tiểu ban Điều tra Thượng viện Hoa Kỳ đã kết luận sự thật là những việc làm sai trái của các nhà điều hành ngân hàng đã kích hoạt cuộc khủng hoảng năm 2008. Carl Levin, Chủ tịch Tiểu ban Điều tra, cho biết tiểu ban đã tìm thấy “những con rắn tài chính tham lam, đầy rẫy xung đột lợi ích và làm việc sai trái”.

Những tội ác nghiêm trọng nhất của Phố Wall và các ngân hàng toàn cầu đã dẫn đến việc phải thỏa thuận với các cơ quan quản lý nhà nước Hoa Kỳ gồm: (1) Goldman Sachs, Deutsche Bank, JPMorgan Chase và các ngân hàng khác đã bán chứng khoán hỗ trợ bằng tài sản thế chấp mà họ biết là vô giá trị, góp phần tạo ra sự sụp đổ năm 2008. Dù đang bán các chứng khoán này cho giới đầu tư, các ngân hàng lại đặt cược rằng chúng sẽ rớt giá mà không hề báo cho những bên mua biết.

(2) Các ngân hàng lớn như Citigroup, Wells Fargo và Bank of America đã xử lý bất hợp pháp và thậm chí giả mạo chứng từ thế chấp để có thể nhanh chóng tịch thu nhà ở của những gia đình bị vướng nợ thế chấp. Theo ước tính của Global Research, con số những vụ tịch thu nhà ở thế chấp của các ngân hàng có thể lên đến hàng triệu.

(3) Gần như tất cả ngân hàng lớn ở Hoa Kỳ và toàn cầu đều tham gia thao túng tỷ giá liên ngân hàng London (LIBOR), lãi suất toàn cầu chuẩn dùng để thiết lập lãi suất của khoảng 350.000 tỷ USD tài sản tài chính, bao gồm cả các khoản thế chấp, thẻ tín dụng, các khoản vay sinh viên và trái phiếu. Bằng cách báo cáo sai lãi suất phải trả cho các khoản vay từ các ngân hàng khác, các định chế tài chính đã che giấu thiệt hại trong khi gia tăng lợi nhuận của họ, trên sự tổn thất của những người về hưu, các chủ nhà, chủ xe, các quỹ hưu trí và các chính quyền đô thị trên toàn thế giới.

(4) Các ngân hàng lớn, trong đó có JPMorgan và UBS, là những đối tác quan trọng trong hoạt động lừa đảo Ponzi 65 tỷ USD của siêu lừa Bernard Madoff. Theo chuyên gia Andre Damon, các thỏa thuận được soạn thảo giữa các ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước sao cho có hiệu quả trấn an công luận lớn nhất, tạo cảm giác các định chế đã chịu trách nhiệm đầy đủ, trong khi lại ít gây tổn thất tài chính cho các ngân hàng nhất. Các ngân hàng đóng tiền phạt, rồi lại ghi nhận chúng như một phần chi phí kinh doanh để khấu trừ thuế.

Dung túng

Không chỉ các nhà ngân hàng hàng đầu không bị đụng đến, mà cũng không có ngân hàng nào lớn ở Hoa Kỳ bị phá sản hay quốc hữu hóa từ sau khủng hoảng. Những ngân hàng thậm chí còn trở nên lớn hơn và quay trở lại mức lợi nhuận trước khủng hoảng. Cho dù phải đền bù những thỏa thuận pháp lý, 6 ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ vẫn gặt hái 76 tỷ USD lợi nhuận trong năm ngoái, chỉ thua mức kỷ lục năm 2006.

Phố Wall vẫn chi trả tiền thưởng như không có chuyện gì xảy ra. Tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên Phố Wall tăng 15% trong năm ngoái, đạt mức cao nhất kể từ khủng hoảng. Đầu tháng này, cả Bank of America và Morgan Stanley cùng tuyên bố đã tăng gần gấp đôi lương thưởng cho các nhà lãnh đạo trong năm 2013.

SAC Capital là định chế mới nhất đạt thỏa thuận phép lý với nhà chức trách Hoa Kỳ.

SAC Capital là định chế mới nhất đạt thỏa thuận phép lý với nhà chức trách Hoa Kỳ.

Sự dung túng của các chính phủ phương Tây đã tạo ra một tầng lớp quý tộc mới tại các nước tư bản, bao gồm các triệu phú và tỷ phú, những người làm giàu bằng đầu cơ tài chính và những thao tác chuyển hướng các nguồn lực từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng và phúc lợi của người dân thành của riêng trong các tài khoản ngân hàng và danh mục đầu tư chứng khoán của họ.

Chính sự dung túng của các chính phủ tư bản là tiền đề để các định chế tài chính hoạt động sai trái, dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 mà cả thế giới hiện vẫn đang phải gánh chịu. Sau khi cuộc khủng hoảng xảy ra, việc để các định chế có thể thỏa thuận hòa giải pháp lý lại khiến họ như những người đứng trên cả pháp luật.

Vì vậy, các ngân hàng Phố Wall không chỉ phạm 4 “trọng tội” như tiểu bang Thượng viện đã nêu, mà còn nhúng tay vào các tội ác khác như tiếp tay cho giới buôn bán ma túy, khủng bố thông qua việc ngó lơ các giao dịch đáng ngờ của những nhóm tội phạm này (xem thêm loạt hồ sơ “Tội lỗi ngân hàng Phố Wall” đã đăng trên ĐTTC vào tháng 8-2012).

Các tin khác