Bong bóng tín dụng Trung Quốc (K2): Yếu huyệt tài chính địa phương

Tại một hội thảo kinh tế diễn ra thứ tư tuần trước (26-3), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường một lần nữa kêu gọi cải tổ và tái cấu trúc kinh tế để giúp nền kinh tế đứng vững. Đây cũng là điều các nhà quan sát đang mong đợi ở Bắc Kinh.

Tại một hội thảo kinh tế diễn ra thứ tư tuần trước (26-3), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường một lần nữa kêu gọi cải tổ và tái cấu trúc kinh tế để giúp nền kinh tế đứng vững. Đây cũng là điều các nhà quan sát đang mong đợi ở Bắc Kinh.

Bong bóng tín dụng Trung Quốc (K1): Đáng ngại

Mục tiêu

Trước đó, vào đầu tháng 3, tại kỳ họp thường niên của Quốc hội, Trung Quốc tuyên bố chấm dứt mô hình theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá, cam kết khởi động cuộc chiến chống ô nhiễm và giảm tỷ trọng đầu tư công xuống mức thấp nhất 1 thập niên, hướng tới phát triển cân bằng hơn, giảm bớt quyền lực chính quyền, cho phép các lực lượng thị trường phát huy tính hiệu quả... (xem thêm ĐTTC ngày 6-3).

Theo giới phân tích, để đạt được mục tiêu cân bằng nền kinh tế, ít nhất cơ cấu tiêu dùng nội địa phải chiếm 50% GDP. Đây là nhiệm vụ khá khó khăn, nếu không muốn nói là không thể đạt được trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa hồi phục và đồng NDT bị mất giá. Để kích cầu tiêu dùng, nhất thiết phải tăng thu nhập bình quân hộ gia đình.

Điều các nhà kinh tế lo ngại hiện nay là Trung Quốc bị mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình” - tình trạng trì trệ về kinh tế khi một quốc gia đã đạt đến một mức thu nhập bình quân nhất định do những lợi thế sẵn có (trong khoảng 5.000-10.000USD/người), tốc độ tăng trưởng GDP/đầu người có nguy cơ chững lại tại mốc đó.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tính đến cuối năm 2012, GDP/đầu người của Trung Quốc đứng ở mốc 6.091USD/người, nhờ xu hướng di dân từ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, làn sóng di dân và đô thị hóa đã để lại nhiều hệ lụy tới cân bằng xã hội và môi trường, khi khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng lớn, trong khi mức ô nhiễm ở các thành phố ngày càng nặng.

Đề xuất của WB và IMF

Một báo cáo mới đây của WB cho rằng Trung Quốc cần tiến hành cải cách mạnh mẽ trên 6 lĩnh vực để có thể tránh nguy cơ đổ vỡ, đặc biệt là quản lý đất đai, môi trường và tài chính địa phương. Theo ước tính của WB, với các thành phố có mật độ cao hơn và hiệu quả hơn, Trung Quốc có thể tiết kiệm 1.400 tỷ USD chi phí hạ tầng (tương đương 15% GDP năm ngoái).

Hiện nay, một số thành phố lớn ở Trung Quốc như Bắc Kinh và Thượng Hải đang gia tăng mật độ đô thị, nhưng chưa đủ. Thí dụ, nếu Quảng Châu có mật độ như Seoul (Hàn Quốc), nó có thể chứa thêm 4,2 triệu người và khoảng cách đi lại cũng ngắn hơn. Ngoài ra, mật độ đô thị cao hơn sẽ giúp chính quyền địa phương bớt phụ thuộc tài chính vào đất đai và hạn chế nguy cơ vay không được kiểm soát.

Nó cũng khuyến khích định hướng thị trường định giá đất và phát triển đô thị, giúp thay đổi ngành công nghiệp nặng với các thành phố trung và nhỏ hơn. Sự chuyển dịch này sẽ làm giảm doanh thu từ giao dịch đất đai của chính quyền, thúc đẩy các quan chức tìm kiếm những nguồn thu mới ổn định hơn như thuế nhà đất, nâng thuế đối với nguồn nước và năng lượng...

Những biện pháp trên, cộng với quản lý chặt hơn các khoản vay của chính quyền địa phương, sẽ giúp minh bạch tài chính. Báo cáo đề xuất Trung Quốc thiết lập thị trường trái phiếu đô thị để tăng nguồn tài chính của địa phương. Một sân chơi bình đẳng sẽ không khuyến khích ngân hàng ngầm, nâng cao chất lượng vốn vay chính quyền địa phương, hỗ trợ minh bạch và đổi mới tài chính.

Các nguồn doanh thu mới có thể giúp các chính quyền đô thị cấp ngân sách cho các gói dịch vụ công cho người nhập cư, nâng tính linh động của người lao động, từ đó nâng năng suất và mức sống. Khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ nhà ở sẽ giúp người nhập cư dễ mua nhà ở đô thị hơn, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.

Trung Quốc đang tăng trưởng thiếu bền vững (Minh họa: Economist)

Trung Quốc đang tăng trưởng thiếu bền vững (Minh họa: Economist)

Trong khi đó, tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc (CDF) diễn ra ở Bắc Kinh hôm 23-3, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, cho rằng Trung Quốc cần triển khai được 3 bước quan trọng: giải phóng lĩnh vực dịch vụ, xây dựng một mô hình hội nhập toàn cầu cho nền tài chính, thúc đẩy tăng trưởng toàn diện đi kèm chính sách tăng trưởng xanh nhằm hướng đến phát triển bền vững.

Theo bà Lagarde, để giải phóng tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn kế tiếp, Trung Quốc cần tăng cường vai trò của khu vực dịch vụ và các nhà đầu tư tư nhân. "Đây sẽ không chỉ là việc giải phóng tiềm năng tăng trưởng bền vững trong lĩnh vực dịch vụ, mà còn thúc đẩy việc làm, tiêu dùng và điều kiện sống" - bà Lagarde nói. Bà Lagarde cũng chỉ rõ nền tài chính của Trung Quốc có nguồn lực tiềm năng để tăng trưởng chất lượng hơn và cải thiện phúc lợi xã hội.

Tuy nhiên, lĩnh vực này phải được mở cửa để tiếp xúc với sự cạnh tranh lớn hơn đến từ nước ngoài, cũng như sự chuyển giao kiến thức, song song với khuôn khổ chính sách vĩ mô vững mạnh hơn, với quy định và giám sát tốt hơn.

Bà Lagarde nhận định việc từng bước nới lỏng tài khoản vốn sẽ tạo thuận lợi cho hội nhập toàn cầu trong lĩnh vực tài chính, đồng thời giúp các hình thức tiết kiệm trong nước trở nên đa dạng hơn và nền kinh tế vững vàng hơn trước các cú sốc. Biện pháp này còn có thể củng cố vai trò của đồng NDT trong vị thế của tiền tệ toàn cầu. Người đứng đầu IMF cũng tin rằng giảm bất bình đẳng và bảo vệ môi trường sẽ cải thiện chất lượng tăng trưởng và cũng giúp tăng trưởng bền vững hơn. 

Các tin khác