Chiến lược dài hạn, thắng nhiều hơn thua

Năm 2013, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) dự kiến sẽ tiêu thụ được 700.000 tấn thép, vượt 8% kế hoạch đã được đề ra tại ĐHCĐ là 650.000 tấn. Sản lượng là thước đo quan trọng cho sức mạnh, khả năng chiếm lĩnh thị phần của một nhà phân phối. SMC hiện đang chiếm 7% thị phần, một con số đáng để lạc quan.

Năm 2013, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) dự kiến sẽ tiêu thụ được 700.000 tấn thép, vượt 8% kế hoạch đã được đề ra tại ĐHCĐ là 650.000 tấn. Sản lượng là thước đo quan trọng cho sức mạnh, khả năng chiếm lĩnh thị phần của một nhà phân phối. SMC hiện đang chiếm 7% thị phần, một con số đáng để lạc quan.

Sức mạnh hệ thống

Theo dự kiến của Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc SMC Nguyễn Ngọc Anh, lợi nhuận nhiều khả năng chỉ khoảng 30 tỷ đồng, không đạt kế hoạch 70 tỷ đồng đã đề ra.

Trong giai đoạn khó khăn, sự chuyên nghiệp sẽ giúp SMC phòng thủ, chống chọi tốt hơn và khi thời cơ thuận lợi sự chuyên nghiệp chính là lực đẩy để chúng tôi vượt lên nhanh hơn. Nếu SMC kinh doanh theo kiểu chụp giựt, có lẽ chúng tôi không thể tồn tại và phát triển sau 25 năm thành lập. Kinh doanh có thể thắng, có thể thua, nhưng nếu làm một cách chuyên nghiệp, có chiến lược và nhất quán, thắng sẽ nhiều hơn thua. Đây chính là con đường dài hạn. 

Ông Nguyễn Ngọc Anh,
Chủ tịch HĐTQ, Tổng giám đốc SMC

“Ngoài việc phải chịu sức ép vì chưa đem lại nhiều lợi nhuận cho cổ đông, với cương vị người đứng đầu tôi cũng chịu sức ép với bản thân. Từ vài năm trước, tôi đã đặt ra mục tiêu cho cá nhân mình phải làm thế nào đưa lợi nhuận SMC sớm đạt mốc 100 tỷ đồng. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, để đánh giá một doanh nghiệp cần nhìn vào một quá trình chứ không thể chỉ căn cứ vào lợi nhuận ngắn hạn.

Thép xây dựng hiện đang chiếm 2/3 sản lượng tiêu thụ của SMC, nhưng lợi nhuận đã bị thu hẹp đáng kể, do thị trường bất động sản khó khăn, các đơn vị tìm mọi cách đưa hàng ra thị trường, thậm chí bán phá, dưới giá. Các sản phẩm thép tấm, thép lá (gọi chung là thép dẹt) được gia công từ hệ thống nhà máy gia công chế biến thép (coil center), dù chỉ chiếm 1/3 sản lượng nhưng đã tạo ra hầu hết lợi nhuận cho SMC trong những năm qua.

Quan trọng hơn, hệ thống này đã góp phần đa dạng hóa thị phần, sản phẩm cho SMC và tạo nên sức mạnh của một nhà phân phối, gia công chế biến thép chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cái SMC làm được và hài lòng cổ đông, là sau 7 năm đầu tư, đến nay SMC đã có hệ thống 4 nhà máy coil center. Đặc biệt hơn, 3 trong số 4 nhà máy đưa vào vận hành trong 3 năm vừa qua là 3 năm cực kỳ khó khăn của ngành thép” - ông Anh giãi bày.

Hơn 1 tháng trước, ĐTTC đã có chuyến khảo sát coil center của SMC đặt tại KCN Phú Mỹ 1, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, chuyên gia công thép lá (cuộn) cán nguội, do Công ty TNHH Thép SMC quản lý, 1 dàn máy chuyên xả băng thép cuộn và 2 dàn máy cắt hiện đại, có xuất xứ từ Đài Loan, liên tục hoạt động để cho ra sản phẩm cuộn, thép tấm có kích thước khác nhau.

Đây là coil center đầu tiên của SMC được đầu tư vào giai đoạn 2006-2007, lúc công ty vừa niêm yết trên sàn chứng khoán,vốn đầu tư 5 triệu USD và hiện nay đã thu hồi toàn bộ vốn sau 5 năm. Cho đến đầu năm 2013, coil center này chỉ có 1 máy xả và 1 máy cắt, nhưng do các đơn hàng ngày càng nhiều, SMC đã trang bị thêm một dàn máy cắt trị giá hơn 500.000USD.

Trung bình cứ gần 1 giây máy sẽ thực hiện một nhát cắt, nên với các đơn hàng thép tấm có kích thước lớn, thời gian hoàn thành sẽ nhanh hơn. Thêm một dàn máy sẽ rút ngắn thời gian hoàn thành các đơn hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất.

Có dịp tham quan tại coil center gia công thép tấm cán nóng, trực thuộc Công ty TNHH Cơ khí Thép SMC (cùng nằm trong KCN Phú Mỹ), được đưa vào vận hành từ năm 2011, không khí làm việc rất khẩn trương và tập trung cao độ.

Quản đốc coil center, anh Tâm, đã có 6 năm làm việc tại SMC, cho biết đây là khoảng thời gian anh em công nhân nhà máy liên tục tăng ca để đáp ứng các đơn hàng, máy móc hoạt động hết công suất, thậm chí quá tải. 

“Phải đến khi coil center SMC Tân Tạo đi vào vận hành, Công ty TNHH Cơ khí Thép SMC mới bớt quá tải” - ông Võ Hoàng Vũ, Phó Tổng giám đốc SMC, người trực tiếp quản lý hệ thống coil center của SMC cho biết.

Hiện nay, tại Hà Nội, SMC còn có coil center (thuộc CTCP SMC Hà Nội), chuyên gia công thép lá để hoàn thành chỉ tiêu nội bộ trong năm 2013, vừa tiêu thụ 25.000 tấn thép. Coil center này có vốn đầu tư 100 tỷ đồng, cũng được trang bị 1 máy xả băng và 1 máy cắt tấm, được SMC đưa vào hoạt động từ năm 2012.

Những người chuyên nghiệp

SMC Tân Tạo là coil center thứ 4 và cũng là công trình lớn nhất để kỷ niệm 25 năm thành lập SMC, đặt tại KCN Tân Tạo (phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM), do Công ty TNHH MTV SMC Tân Tạo quản lý, sẽ gia công mặt hàng thép tấm cán nóng, giống Cơ khí Thép SMC tại Phú Mỹ. SMC Tân Tạo có tổng mức đầu tư 175 tỷ đồng, xây dựng trên lô đất có diện tích hơn 12.500m2, được trang bị 2 dàn máy xả băng và cắt tấm trị giá 60 tỷ đồng, công suất gia công 80.000 tấn thép/năm.

Ngày 18-12 tới đây, coil center tại Tân Tạo mới chính thức khánh thành, nhưng hơn chục ngày qua đã gia công một số lô hàng thép cán nóng để giảm bớt tải cho Cơ khí Thép SMC. “Khoảng thời gian vận hành, chạy thử đã được rút ngắn về mức tối thiểu, nhờ SMC đã phát huy cao độ tính hệ thống trong hoạt động.

2-3 tháng trước, SMC Tân Tạo đã tiến hành tuyển dụng CBCNV và đưa về một số cán bộ kinh nghiệm từ Cơ khí SMC Phú Mỹ để đào tạo nghiệp vụ” - ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc SMC Tân Tạo, chia sẻ. Bản thân ông Tuấn trước khi được bổ nhiệm quản lý SMC Tân Tạo cũng là Phó Giám đốc của Cơ khí Thép SMC.

Hệ thống coil center tại SMC Phú Mỹ được đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Ảnh: LONG THANH

Hệ thống coil center tại SMC Phú Mỹ được đầu tư hơn 100 tỷ đồng. Ảnh: LONG THANH

Khu vực quận Bình Tân là “chợ thép”, do có nhiều nhà cung cấp thép như Thép Á Châu, Sắt thép Cửu Long, Thép Việt Nga, Thép Việt Minh… Đây cũng là nơi tiêu thụ chính các loại thép cường độ chịu lực cao như Q345, SM490 và cả thép không quy chuẩn vốn là thế mạnh của SMC. Tuy nhiên, thị trường mục tiêu SMC hướng đến không nằm ở Bình Tân mà là khu vực các tỉnh Tây Nam bộ.

Sản phẩm thép tấm cán nóng sau khi gia công sẽ phục vụ cho các công trình nhà tiền chế, công nghiệp đóng tàu, điện lực, công nghiệp dầu khí, cơ khí, các phụ tùng, linh kiện bằng thép… có tên gọi chung là các sản phẩm cơ khí phụ trợ. Trước khi SMC Tân Tạo ra đời, 2 coil center tại khu vực Phú Mỹ cũng đã bán hàng tại thị trường Tây Nam bộ.

Với SMC Tân Tạo, Ban lãnh đạo SMC đang hướng đến kế hoạch năm 2014 sẽ tiêu thụ 750.000 tấn thép và đến năm 2015 là 800.000 tấn thép, hoàn thành chiến lược 5 năm 2011-2015.  Chiến lược là nhà gia công, phân phối thép chuyên nghiệp đã được SMC đề ra từ những năm trước và hiện đang đi đúng hướng.

Các tin khác