Kinh tế Việt Nam: Gỡ khó từ nội công, ngoại kích

Lịch sử những năm 1930 cho thấy chiến tranh tiền tệ xuất hiện khi hàng loạt quốc gia rơi vào đình trệ kinh tế do giảm phát nợ. Bởi chính chiến tranh tiền tệ sẽ đẩy khó khăn từ quốc gia này sang quốc gia khác, tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu. Liệu lịch sử có tái lập? Tương lai Việt Nam sẽ ra sao trước những bất ổn của thế giới?

Lịch sử những năm 1930 cho thấy chiến tranh tiền tệ xuất hiện khi hàng loạt quốc gia rơi vào đình trệ kinh tế do giảm phát nợ. Bởi chính chiến tranh tiền tệ sẽ đẩy khó khăn từ quốc gia này sang quốc gia khác, tạo nên cuộc khủng hoảng kinh tế quy mô toàn cầu. Liệu lịch sử có tái lập? Tương lai Việt Nam sẽ ra sao trước những bất ổn của thế giới?

Tăng trưởng tiếp tục suy giảm

Việt Nam không phải ngoại lệ trong cuộc chiến tranh tiền tệ đang được khởi động. Là một trong những quốc gia đầu tiên nhen nhóm lạm phát từ cuối năm 2009, nước ta chịu ảnh hưởng lập tức gói nới lỏng định lượng lần 1 (QE1) của Hoa Kỳ.

Lạm phát sau đó tăng tốc từ tháng 5-2010 (gần thời điểm Hoa Kỳ thực hiện QE2) và đạt mức đỉnh gần 23% vào tháng 8-2011, chủ yếu từ sự tăng nóng của giá thực phẩm và giá xăng, dầu. So sánh số liệu toàn cầu, lạm phát nước ta thuộc hàng cao nhất thế giới và đứng số 1 châu Á.

Nền kinh tế mất động lực và tăng trưởng kinh tế tiếp tục chiều hướng suy giảm, chỉ còn 5,03% trong năm 2012. Hơn 100.000 doanh nghiệp đóng cửa trong năm 2011 và 2012. Trong quý I-2013 có thêm 15.300 doanh nghiệp dừng hoạt động. Thất nghiệp là vấn đề mới nhạy cảm và đến nay vẫn chưa có số liệu chính thức.

Lạm phát cao buộc phải “thắng gấp” nền kinh tế bằng những biện pháp mạnh tay trong năm 2011, chẳng hạn lãi suất huy động lên đến 20%/năm (cao hơn so với mức trần 14%/năm).

Lạm phát cao tạo hệ lụy lớn mà ngày nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang đối mặt để giải quyết, đó là sự tích lũy vàng trong dân. Theo Bussiness Insider, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam là 3 nước mua vàng lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng lượng vàng trong dân có thể lên đến 1.000 tấn. Do vậy, việc phá giá tiền tệ như là một hệ quả chứ không phải là chủ định nhằm hỗ trợ xuất khẩu.

Trong thời kỳ lạm phát tăng tốc, Việt Nam đã 3 lần phá giá nội tệ: tháng 2-2010, NHNN tuyên bố phá giá 3,4%; tháng 8-2010 là 2,09% và tháng 2-2011 lên đến hơn 9%. Những cú sốc vòng xoáy trên thị trường ngoại tệ và vàng đã khiến lạm phát trở nên rất khó trị và ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế.

Cũng giống như Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được tập trung một lượng vốn và tín dụng lớn dẫn đến nợ ngày càng tăng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu năm 2012 của các DNNN là 1,82 lần. Vấn đề tài chính của các DNNN khiến tình hình nợ công Việt Nam thực sự đáng lo ngại.

Theo Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2013 tại Nha Trang, nếu tính cả con số nợ của DNNN, nợ công nước ta có thể lên đến 128 tỷ USD, tương ứng 106% GDP năm 2011, cao hơn so với con số 67 tỷ USD được công bố. Như vậy nợ công của các DNNN đã lên tới gần 51% GDP. Khi tình hình tài chính của các tập đoàn kinh tế thiếu lành mạnh, rủi ro của sự đổ vỡ rất cao và gây nguy hại đến hệ thống tài chính.

Điển hình là số nợ xấu gần 7,8 tỷ USD trong hệ thống ngân hàng vào thời điểm hiện tại (cuối năm 2012 khoảng 12 tỷ USD). Nếu các tập đoàn phải tái cấu trúc theo chiều hướng giảm nợ, tín dụng cả nước sẽ suy giảm, kéo theo giá bất động sản rơi vào thời kỳ sụt giảm mạnh.

Quan sát diễn biến trong năm 2012 và quý I-2013, cho thấy nền kinh tế nước ta đang rơi vào thế khó khăn. Giá bất động sản giảm 30% trong năm 2012 với sự bán tháo của nhiều dự án địa ốc đình đám. Tăng trưởng tín dụng chỉ còn 7% trong năm 2012, quá thấp so với con số trung bình 30%/năm trong giai đoạn 2000-2010.

Tương ứng, lạm phát chỉ còn ở mức 6,8% so với cuối năm 2011, thấp hơn con số 18,6% của năm trước đó. Mặc dù NHNN đã có những biện pháp nhằm hạ lãi suất cho vay, nhưng tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm 2013 chỉ tăng 2,11% so với đầu năm. Lạm phát vì thế vẫn nằm ở mức thấp, với mức tăng 5 tháng chỉ 2,35% so với đầu năm.

Thay đổi mục tiêu chính sách?

Việc chống lạm phát sẽ không để lại nhiều di chứng nếu các khu vực kinh tế tư nhân hoặc Chính phủ không tích lũy quá nhiều nợ. Diễn biến của nền kinh tế nước ta trong năm 2012 và đầu năm 2013, cho thấy căn bệnh tương tự như các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Ấn Độ và khả năng sắp tới là Trung Quốc, hay Hoa Kỳ.

Vì vậy, sự sụt giảm trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thời gian qua không phải là tín hiệu đáng mừng, bởi nó cho thấy tình trạng giảm phát-nợ đang diễn ra trong nền kinh tế.

Điều này đòi hỏi sự thay đổi trong mục tiêu chính sách từ chống lạm phát sang chống giảm phát để phù hợp với tình hình mới. Lý thuyết của trường phái Keyness cho rằng cần một sự mở rộng của chính sách tài khóa và tiền tệ để thoát khỏi tình trạng đình trệ kinh tế do giảm phát nợ gây ra.

Giá BĐS giảm mạnh trong năm 2012 và quý I-2013 ở những vị trí quy hoạch hạ tầng hoàn chỉnh, nhưng tìm người mua không phải dễ. Ảnh: LONG THANH

Giá BĐS giảm mạnh trong năm 2012 và quý I-2013 ở những vị trí quy hoạch hạ tầng
hoàn chỉnh, nhưng tìm người mua không phải dễ. Ảnh: LONG THANH

Tuy nhiên, nỗi ám ảnh lạm phát và thâm hụt ngân sách đang khiến Chính phủ và NHNN chưa có những hành động thực sự cần thiết. NHNN đang cố gắng giảm lãi suất để vực dậy nền kinh tế nhưng điều này là không đủ, bởi các doanh nghiệp điều chỉnh giá không phải vì cung tiền tăng lên mà vì sự thay đổi trong nhu cầu sản phẩm.

Khi nền kinh tế giảm phát, doanh nghiệp nợ nần chồng chất và tồn kho cao, nên họ không có nhu cầu đi vay bất chấp lãi suất nằm ở mức thấp. Thực tế đang chứng minh điều này. Năm 2012, tổng phương tiện thanh toán của NHNN bơm vào nền kinh tế tăng 22,4% so với năm 2011, nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 7%/năm.

Trong khi năm 2011 tổng phương tiện thanh toán tăng 10%, nhưng tăng trưởng tín dụng lại ở mức 12%. Nguyên nhân do tồn kho công nghiệp năm 2012 tăng 20% so với năm 2011. Tương tự là tồn kho bất động sản.

Chỉ tính riêng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, đã có hơn 3 tỷ USD hàng tồn kho bất động sản. Một cơ chế vòng xoáy hình thành: “Không vay được vì nợ nần ở mức cao. Không có tiền nên sản phẩm không hoàn thành, dẫn đến tồn kho tăng. Tồn kho tăng, nợ tăng vì lãi…”.

Dòng vốn không ra được nền kinh tế

Khi nền kinh tế giảm phát, tăng trưởng tín dụng không còn nằm trong tầm kiểm soát của NHNN. Do nhu cầu tín dụng thấp, các ngân hàng sử dụng nguồn tiền được NHNN bơm vào để chuyển sang kênh đầu tư trái phiếu chính phủ. Tiền thực tế không chảy vào nền kinh tế mà chạy lòng vòng trong hệ thống. Điều này khiến cung tiền mở rộng không tăng lên.

Đây là thực tế trong năm 2012, sau khi thị trường vàng bị cô lập từ năm 2011, Chính phủ vay được nhiều nợ hơn với mức lãi suất thấp hơn, có nghĩa đã lấy mất phần vốn dành cho khu vực tư nhân, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

Khi nền kinh tế giảm phát, người dân giảm chi tiêu nên cầu hàng hóa sụt giảm, dẫn đến mức giá không tăng nhiều mặt hàng. Tương tự, nhập khẩu giảm do tình hình sản xuất trong nước suy yếu nên nước ta chưa chắc đã nhập khẩu lạm phát. Do vậy, nếu giảm phát diễn ra trên quy mô toàn cầu khiến giá lương thực, thực phẩm, dầu giảm giá sẽ tạo ra áp lực giảm giá CPI trong nước.

Chính nỗi lo lạm phát khiến Chính phủ tiếp tục thực hiện các biện pháp thắt chặt tài khóa, đồng thời giảm thâm hụt ngân sách. Bằng chứng là dù lượng vốn huy động trái phiếu tăng nhưng lại chậm giải ngân khiến tình trạng nợ đọng tăng lên (xem bảng thống kê).

Theo báo cáo của Bộ Tài chính: “Tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành hơn 91.000 tỷ đồng trong hơn 47.000 dự án trong năm 2012. Trong số đó, hơn 25.000 tỷ đồng nợ các công trình đã hoàn thành và gần 66.000 tỷ đồng nợ khối lượng đã thực hiện tại các dự án đang triển khai”.

Chi tiêu của Chính phủ giảm sẽ làm lực cầu của nền kinh tế suy yếu. Nhiều dự án thi công buộc phải dang dở khi chậm giải ngân. Đây là những nguyên nhân khiến kinh tế nước ta liên tục suy giảm trong vài năm qua.

Không chỉ thu hẹp chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ chưa thực sự mở rộng. Sự e sợ lạm phát khiến chúng ta dè dặt trong vấn đề tỷ giá. Trong khi hàng loạt quốc gia phá giá nội tệ từ năm 2010 và đặc biệt sự leo thang của chiến tranh tiền tệ sau hành động của Nhật Bản cuối năm 2012, nhưng quan điểm điều hành tỷ giá của NHNN là giữ ổn định tỷ giá.

Điều này thể hiện rõ trong năm 2012 khi tỷ giá biến động rất hẹp với biên độ chưa đến 1%, dù mục tiêu là ±3%. Gần đây, Thống đốc NHNN tiếp tục thể hiện quan điểm với mức biến động mục tiêu không quá 2% cho năm 2013.

Thực ra việc giảm giá nội tệ còn phụ thuộc vào việc VNĐ có định giá cao hơn so với nhiều loại ngoại tệ hay không. Hiện tại, kỳ vọng thị trường cho rằng VNĐ đang được định giá cao hơn so với USD do lạm phát cao hơn so với Hoa Kỳ.

Do đó, áp lực giảm giá nhằm bảo đảm hàng hóa nước ta không bị yếu năng lực cạnh tranh. Nhìn từ thế giới cho thấy liệu USD sẽ phản ứng ra sao trước sự phá giá hàng loạt của phần còn lại thế giới, đặc biệt là Nhật Bản và Eurozone? Nước ta cần biên độ dao động cao hơn để có thể phản ứng trước những biến động tiền tệ của thế giới.

Các tin khác