Xác định loại đất để bồi thường KĐT mới Thủ Thiêm

(ĐTTC) - UBND TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn cách xác định loại đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

(ĐTTC) - UBND TPHCM vừa có văn bản hướng dẫn cách xác định loại đất để tính bồi thường, hỗ trợ trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Cụ thể, đất ở tại khu quy hoạch xây dựng khu đô thị này được xác định tại Khoản 2, Điều 1 Nghị định 60/CP ngày 5-7-1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị; Điểm a, b Khoản 1, Điều 3 quy định về đền bù, hỗ trợ thiệt hại và tái định cư trong khu quy hoạch xây dựng Khu đô thị mới Thủ Thiêm và các khu phục vụ tái định cư tại quận 2 ban hành kèm theo Quyết định 135/2002/QĐ-UB ngày 21-11-2002 của UBND TP.

Về yếu tố đất ở "đã sử dụng ổn định" để tính bồi thường, hỗ trợ đối với trường hợp không có giấy tờ được xác định dựa trên các tiêu chí: đất được sử dụng liên tục cho mục đích ở, kể từ thời điểm bắt đầu sử dụng đến thời điểm có quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp có sự thay đổi về người sử dụng đất, nhưng sự thay đổi đó không phát sinh tranh chấp về quyền sử dụng đất.

Thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được căn cứ vào ngày, tháng, năm và mục đích sử dụng đất ghi trên một trong các giấy tờ sau: (1) biên lai nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất; (2) biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc sử dụng đất, biên bản hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong việc xây dựng công trình gắn liền với đất;

(3) quyết định hoặc bản án của TAND đã có hiệu lực thi hành, quyết định thi hành bản án của Cơ quan Thi hành án đã được thi hành về tài sản gắn liền với đất; (4) quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực thi hành; biên bản hòa giải tranh chấp đất đai có chữ ký của các bên và xác nhận của đại diện UBND cấp xã nơi có đất;

(5) quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có liên quan đến việc sử dụng đất; (6) hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh có ghi địa chỉ của nhà ở liên quan đến thửa đất; (7) giấy tờ giao, phân, cấp nhà hoặc đất của cơ quan, tổ chức được Nhà nước giao quản lý, sử dụng đất;

(8) giấy tờ mua bán nhà, tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ mua bán đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên liên quan; (9) bản đồ, sổ mục kê, tài liệu điều tra, đo đạc về đất đai qua các thời kỳ; (10) bản kê khai đăng ký nhà, đất có xác nhận của UBND cấp xã tại thời điểm kê khai đăng ký.

Trường hợp thời điểm sử dụng đất thể hiện trên các loại giấy tờ nói trên có sự không thống nhất, thời điểm bắt đầu sử dụng đất ổn định được xác định theo giấy tờ có ghi ngày, tháng, năm sử dụng đất sớm nhất.

Các tin khác