Trần lãi suất vô hiệu?

Mọi năm thời điểm này các NHTM chạy đua vượt trần lãi suất huy động để hút vốn đảm bảo thanh khoản cuối năm. Thế nhưng năm nay tình hình ngược lại hoàn toàn: trong khi NHNN chưa có động thái giảm trần lãi suất huy động như yêu cầu của Chính phủ, “làn sóng” kéo giảm lãi suất huy động kỳ hạn dài ở các NHTM diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, trần lãi suất tiền gửi và cho vay gần như vô hiệu.

Mọi năm thời điểm này các NHTM chạy đua vượt trần lãi suất huy động để hút vốn đảm bảo thanh khoản cuối năm. Thế nhưng năm nay tình hình ngược lại hoàn toàn: trong khi NHNN chưa có động thái giảm trần lãi suất huy động như yêu cầu của Chính phủ, “làn sóng” kéo giảm lãi suất huy động kỳ hạn dài ở các NHTM diễn ra mạnh mẽ. Theo đó, trần lãi suất tiền gửi và cho vay gần như vô hiệu.

Khách hàng chọn kỳ hạn dài

Nối tiếp động thái giảm lãi suất huy động của các NH lớn trong hệ thống như Vietcombank, Agribank, VietinBank, ACB, Sacombank, Techcombank, cuối tuần qua trên biểu lãi suất huy động của BIDV đã có sự điều chỉnh mức huy động kỳ hạn dài từ 12%/năm xuống 11%/năm. Như vậy, hiện nay mức huy động kỳ hạn dài cao nhất tại Sacombank, với kỳ hạn 13 tháng là 12%/năm.

Dù lãi suất cho vay giảm cũng không sợ nới lỏng chính sách tiền tệ gây lạm phát. Nhưng để nền kinh tế hấp thụ được vốn lãi suất rẻ cần nhiều giải pháp khác để tạo động lực giúp nền kinh tế thoát cơn trì trệ từ nhiều cơ quan chứ không chỉ từ khu vực NH. Tuy nhiên, riêng với các NHTM, để có kích thích tín dụng đầu ra không chỉ dồn vốn cho doanh nghiệp, mà nên đẩy mạnh cho vay tiêu dùng lãi suất thấp và ổn định để kích cầu tiêu dùng, tạo đầu ra cho nền kinh tế.

TS. TRẦN DU LỊCH,
đại biểu Quốc hội

Các NH lớn khác 11-11,5%/năm, thậm chí VietinBank, Vietcombank còn huy động ở mức rất thấp 9-10%/năm. Trong nhóm các NH nhỏ hơn, lãi suất huy động cũng đã giảm mạnh. Tại NH Bắc Á, mức lãi suất 13%/năm cho  kỳ hạn trên 12 tháng đã được thay thế bằng 12,5%/năm kể từ ngày 12-12. Lãi suất huy động cao nhất tại WesternBank cũng về 12,5%/năm và đây cũng là mức lãi suất cao nhất tại Navibank.

Nhân viên giao dịch tại một số chi nhánh của ACB cho biết do lãi suất huy động giảm, các giao dịch gần đây của khách hàng gửi kỳ hạn 1 năm trở lên khá nhiều, thay vì 1 tháng và 3 tháng như trước. Các NH cũng chủ động tư vấn cho khách nên gửi ở kỳ hạn dài để hưởng lãi cao.

Không chỉ giảm lãi suất huy động kỳ hạn dài, các chích sách khuyến mại của NH cũng không còn rầm rộ và quy mô lớn như trước đây. Theo ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank, thanh khoản dồi dào trong khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản chưa khả quan, nên kênh tiền gửi vẫn hấp dẫn với người dân.

Do vậy, dù NHNN chưa yêu cầu giảm lãi suất huy động, các NHTM đã chủ động điều chỉnh giảm dựa trên cung cầu vốn của mình. Đây là điều kiện thuận lợi để các NHTM có thể giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp tiết giảm chi phí trong bối cảnh còn nhiều khó khăn hiện nay.

Theo số liệu của NHNN chi nhánh TPHCM, tổng huy động vốn của các NHTM trên địa bàn đến ngày 31-12-2012 ước đạt 973.900 tỷ đồng, tăng 9% so với cuối năm 2011. Trong đó huy động vốn bằng tiền đồng tăng 13,8%, bằng ngoại tệ giảm 6,7% so với cuối năm 2011.

Điểm đặc biệt năm nay là tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng cao và đường cong lãi suất đã hình thành trở lại. Tuy nhiên, dù huy động tăng trưởng cao nhưng tín dụng tăng trưởng thấp nhất từ trước đến nay, tổng dư nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn TPHCM ước đến ngày 31-12-2012 đạt 805.200 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2011 (năm 2011 tín dụng tăng 7,7%, năm 2010 tăng 26,7% và năm 2009 tăng 36,6%).

Dù nhiều NHTM đẩy vốn mua trái phiếu chính phủ cũng như đầu tư, nhưng tình trạng dư thừa vốn đã xảy ra ở nhiều NHTM lớn, thể hiện lãi suất qua đêm liên NH xuống mức đáy 3 tháng gần nhất. Từ đầu năm đến nay, NHNN đã 5 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và 4 lần giảm trần lãi suất huy động. Đây là cơ sở thuận lợi để các NHTM tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay trong thời gian tới.

Khó thúc đầu ra

Theo một chuyên gia NH, động thái giảm lãi suất của các NHTM là theo xu hướng chung. Lãi suất giảm từ bây giờ mới kỳ vọng việc cho vay cải thiện vào năm sau, hướng tới mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống quanh mức 10%, so với 5-5,5% dự kiến của năm nay.

Hơn nữa, yếu tố mang tính chi phí làm gia tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng cuối năm sẽ không lớn, kể cả nhu cầu tiêu dùng có tăng trong dịp tết.

Nhiều NH giảm mạnh lãi suất các kỳ hạn dài.

Nhiều NH giảm mạnh lãi suất các kỳ hạn dài.

Vì vậy, nếu CPI tháng 12 dự kiến tăng khoảng 1% so với tháng 11-2012 thì lạm phát cả năm sẽ ở mức dưới 8%. Ngoài ra, lãi suất trái phiếu chính phủ có xu hướng giảm vào cuối năm, tỷ giá ổn định, tình trạng đôla hóa giảm đáng kể, là những điều kiện thuận lợi để giảm lãi suất.

Tuy nhiên, theo TS. Trần Đại Lai, chuyên gia NH, dù NHNN có áp hết trần lãi suất cho vay ở các lĩnh vực và hạ trần lãi suất cho vay tiếp cũng chưa thể kích nhanh tín dụng. Bởi thực tế nhiều NHTM đưa ra lãi suất cho vay rất thấp so với trần cho vay hiện tại, nhưng không dễ tìm ra khách hàng đủ điều kiện vay vốn. Nguyên nhân chính tín dụng tăng trưởng chậm do nợ xấu và hàng tồn kho cao, dẫn đến luân chuyển vốn trong nền kinh tế chậm.

Cũng có ý kiến chuyên gia bày tỏ nếu Chính phủ hạ lãi suất xuống thấp cần cân nhắc kỹ, tránh việc mở rộng tiền tệ một cách ồ ạt gây lạm phát cao trong năm 2013. Việc hạ lãi suất chưa chắc đã kích thích được doanh nghiệp vay tiền, giảm áp lực ứ vốn cho hệ thống NH như mong muốn.

Bởi doanh nghiệp chỉ vay khi nhìn thấy sự ổn định của chính sách, của nền kinh tế, đặc biệt triển vọng đầu ra cho hoạt động sản xuất của mình. Nếu không, doanh nghiệp sẽ rất cẩn trọng khi vay vốn.

Các tin khác