Cửa hàng tiện lợi: Chưa tiện cũng không lợi

Đầu tư vốn không nhiều nhưng có thể thu hồi nhanh; diện tích nhỏ có thể đặt ở các chợ, khu dân cư; khi thành công có thể thực hiện nhượng quyền… là những yếu tố thúc đẩy cửa hàng tiện lợi (CHTL) phát triển ngày càng mạnh. Song, CHTL vẫn chưa là sự lựa chọn của đa số người tiêu dùng.

Đầu tư vốn không nhiều nhưng có thể thu hồi nhanh; diện tích nhỏ có thể đặt ở các chợ, khu dân cư; khi thành công có thể thực hiện nhượng quyền… là những yếu tố thúc đẩy cửa hàng tiện lợi (CHTL) phát triển ngày càng mạnh. Song, CHTL vẫn chưa là sự lựa chọn của đa số người tiêu dùng.

Nở rộ về lượng

CHTL là một trong những hình thức kinh doanh rất thành công của các tập đoàn lớn tại các nước phát triển. Mô hình bán hàng này là sự tích hợp các yếu tố tiện nghi, hiện đại của siêu thị và tính gần gũi, tiện lợi của các hiệu tạp hóa bình dân. Khi du nhập vào Việt Nam, mô hình này nhanh chóng được nhân rộng.

Hàng loạt thương hiệu Speedy, G7 Mart, Day - Night, Shop & Go, Circle K, Family Mart đã tạo lập chỗ đứng bằng cách hướng đến những đối tượng khách hàng riêng và liên tục tăng số lượng cửa hàng.

Thí dụ, Circle K phân phối những mặt hàng chính hiệu gồm nước giải khát ướp lạnh, bia, bánh kẹo, đồ ăn nhẹ, thẻ điện thoại, đồ ăn, đồ dùng chăm sóc cá nhân… Family Mart nổi trội với các loại thức ăn nhanh, thức uống pha sẵn, bánh… cho đến vé tàu, vé xem phim…

Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN bán lẻ Việt Nam, thị trường nước ta đang là mục tiêu của rất nhiều nhà bán lẻ ở nước ngoài, bởi nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hiện vẫn còn rất lớn, trong khi đầu tư vào CHTL ít rủi ro vì lượng vốn vừa phải.

Trước sự phát triển rầm rộ này, các DN Việt Nam cũng nhanh chóng vào cuộc với số lượng cửa hàng tăng đáng kể. Liên hiệp Hợp tác xã TPHCM hiện có 26 CHTL Co.op Food, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) tham gia với hệ thống SatraFoods. Ngoài ra còn nhiều tên tuổi khác như Minimart, Vissan, CP, Seaspimex, New Chợ… cũng đang nỗ lực phát triển mạng lưới. Việc nở rộ CHTL lẽ ra sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, nhưng cho đến nay mô hình bán hàng này vẫn chưa thật sự hấp dẫn.

Thiếu hụt về chất

Dạo quanh các CHTL tại TPHCM, có một điều dễ nhận thấy là dù trải rộng khắp nơi, nhưng hầu hết sản phẩm có mặt ở những nơi này khá nghèo nàn và ít ỏi về số lượng. Không chỉ vậy, những mặt hàng được bày bán ở các CHTL đa số xa lạ với nhu cầu tiêu dùng thường ngày, chủ yếu cung cấp những sản phẩm ăn liền, ăn chơi nên khách hàng ở các cửa hàng này cũng thưa thớt.

Một cửa hàng tiện lợi G7 Mart tại TPHCM.

Một cửa hàng tiện lợi G7 Mart  tại TPHCM.

Người tiêu dùng Việt Nam lại có thói quen mua sắm ở chợ vì sản phẩm tươi. Khi giá cả tăng cao, người tiêu dùng chuyển hướng vào siêu thị vì giá cả phải chăng, không gian thoải mái hơn. Trong khi đó, người tiêu dùng ngại tiếp cận CHTL vì hệ thống camera đặt ở trước cửa làm họ có cảm giác bị theo dõi, giảm hứng thú mua sắm.

Theo nhiều khách hàng, CHTL chỉ mới được họ xem như cửa hàng tạp hóa, những nơi này hàng hóa ít mà việc thanh toán phức tạp hơn mua sắm ở chợ. Vì vậy, nếu có CHTL ở gần nhà, họ chỉ vào mua những sản phẩm không có bán ở chợ hay cửa hàng tạp hóa.

Việc đa số các CHTL ít hàng hóa, không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng xuất phát từ việc không kết nối được với các nhà cung cấp. Hiện nay các nhà sản xuất ưu tiên đưa sản phẩm vào các cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị, vì nhưng nơi đó hàng hóa được trưng bày đẹp mắt, sống động, trong khi ở các CHTL bày trí đơn điệu, nhàm chán, khách hàng hiếm hoi khiến họ thấy giá trị sản phẩm bị sụt giảm.

Tham gia kiểu “xí phần”

Theo ông Nguyễn Trung Thẳng, Chủ tịch Tập đoàn Masso, mô hình CHTL có nhiều tiềm năng phát triển. Chính vì vậy các DN đang chạy đua mở CHTL để có thể tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn. Nhưng thực tế thời gian qua, hiệu quả của các cửa hàng này vẫn còn là một dấu hỏi do DN mở cửa hàng nhưng không nghĩ đến người tiêu dùng cần gì, muốn gì.

Một đại diện của Liên hiệp Hợp tác xã TPHCM cho biết, tổng chi phí đầu tư cho một CHTL không quá lớn, chỉ khoảng 2 tỷ đồng. Nếu thu hút được khách hàng, doanh thu có thể đạt khoảng vài chục triệu đồng/ngày.

Tuy nhiên, đây chỉ là trên tính toán của các DN, còn theo nghiên cứu của giới chuyên môn, một thực tế ít DN nào thừa nhận là có rất ít CHTL đang hoạt động thu được lợi nhuận vì thiếu vắng khách hàng. Song song đó, một số DN chỉ tham gia theo kiểu “xí phần”.

Việc tham gia theo phong trào nhưng không xây dựng cốt lõi vững chắc đã khiến nhiều CHTL biến mất ở Việt Nam.  Trong đó phải kể đến việc 100 CHTL của G7 Mart ở TPHCM đã đóng cửa hơn phân nửa, nhiều cửa hàng hoạt động cầm chừng chờ bán hết hàng hoặc hết hợp đồng thuê nhà để trả mặt bằng.

Câu chuyện của G7 Mart trở thành một hồi chuông đánh động thị trường, nhắc nhở các DN nên hướng đến chất và tìm ra những phong cách phục vụ phù hợp để kéo người tiêu dùng đến với CHTL.

Các tin khác