Hy Lạp: Khi các vị thần quay lưng

Nền kinh tế xứ sở thần thoại Hy Lạp đang phải đối mặt với những nguy cơ cực lớn. “Tái cấu trúc” hay “phá sản” là những từ được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập đến nền kinh tế nước này. Nhưng Athens và Liên minh châu Âu (EU) thích dùng một giải pháp khác: “ứng cứu thêm”. Tuy nhiên, giải pháp này đang vấp phải thái độ lạnh lùng từ nền kinh tế quyền lực nhất khu vực: Đức.

Nền kinh tế xứ sở thần thoại Hy Lạp đang phải đối mặt với những nguy cơ cực lớn. “Tái cấu trúc” hay “phá sản” là những từ được nhắc đến nhiều nhất khi đề cập đến nền kinh tế nước này. Nhưng Athens và Liên minh châu Âu (EU) thích dùng một giải pháp khác: “ứng cứu thêm”. Tuy nhiên, giải pháp này đang vấp phải thái độ lạnh lùng từ nền kinh tế quyền lực nhất khu vực: Đức.

Vận động vỡ nợ

Bất ổn kinh tế tại Hy Lạp vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Bất ổn kinh tế tại Hy Lạp vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời Lorenzo Bini Smaghi, quan chức trong Ban giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nói một lượng lớn nhà đầu tư đã mua bảo hiểm chống phá sản nợ Hy Lạp, hiện đang vận động hành lang để Hy Lạp vỡ nợ. “Họ sẽ thu lời cực lớn nếu Hy Lạp vỡ nợ và đang vận động hành lang cho điều đó” - ông Smaghi nói. Hy Lạp đang dựa trên khoản ứng cứu 110 tỷ EUR (159 tỷ USD) hồi năm ngoái từ EU và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), cũng như dựa trên việc phát hành trái phiếu chính phủ để đạt nhu cầu ngân sách năm 2011. Theo thỏa thuận ứng cứu, Athens phải quay lại thị trường vào năm tới và huy động được ít nhất 75% khoản nợ trung và dài hạn của họ. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu 10 năm của Hy Lạp đang ở mức cao kỷ lục trên 15,4% và lợi suất trái phiếu 2 năm trên 25,3%, bảo hiểm chống vỡ nợ tăng vượt mức mọi thời đại kể từ cuối tháng 4. Điều này khiến có nhiều đồn đoán rằng Athens hoặc phải phá sản, hoặc phải tái cấu trúc nợ.

Trong khi đó giám đốc các quỹ đầu tư ở Hy Lạp lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ sẽ ập đến khi tái cấu trúc nợ. “Việc tái cấu trúc nợ không nên để xảy ra. Điều này sẽ là thảm họa cho nền kinh tế Hy Lạp, gây bất lợi cho tất cả thành viên của khu vực đồng euro và EU”- Aris Xenofos, Chủ tịch Hiệp hội Quản lý quỹ và tài sản Hellenic, nói. Ông Smaghi cũng có nhận định tương tự: “Vỡ nợ hay tái cấu trúc nợ là một sự kiện đau đớn cho đất nước nào phải trải qua. Tôi gọi nó là “tự sát” vì sẽ khiến nhiều người lâm vào cảnh nghèo đói”.

Đức từ chối ứng cứu

Một thành viên khác của Ban giám đốc ECB, ông Juergen Stark, cho rằng Hy Lạp không phải không trả nổi nợ vì chương trình tài chính hiện tại nhằm mục đích đưa Athens trở lại thị trường tài chính thế giới. “Tái cấu trúc nợ không phải là giải pháp đối với các vấn đề Hy Lạp cần vượt qua. Có những vấn đề cấu trúc và ngân sách cần được kiểm soát” - ông Stark nói. Còn theo Nick Kounis, Giám đốc nghiên cứu vĩ mô của AMN Amro ở Amsterdam, ECB đang đấu tranh để ngăn chặn các nhà chính trị bàn luận việc tái cấu trúc.

Để thoát viễn cảnh tái cấu trúc nợ hoặc tuyên bố phá sản, Athens chỉ còn lựa chọn duy nhất là xin ứng cứu từ bên ngoài để bù lỗ hổng 27 tỷ EUR vào năm tới. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Angela Merkel, lãnh đạo của nền kinh tế mạnh nhất châu Âu và là nhà đóng góp lớn nhất cho gói ứng cứu Hy Lạp năm ngoái, tỏ dấu hiệu cho biết Đức sẽ không sẵn lòng ứng cứu thêm. Bà cho rằng cần phải đợi phúc trình chính thức từ EU, ECB và IMF về quá trình tiến hành cải tổ ở Hy Lạp, có thể sẽ công bố vào tháng 6. “Chỉ đến lúc đó tôi mới quyết định có cần làm gì hay không. Hy Lạp không nên hy vọng sẽ được ứng cứu thêm” - bà Merkel nói.

Sự lạnh lùng của Đức hoàn toàn dễ hiểu, bà Merkel bị sức ép lớn từ công chúng, Bundestag (Quốc hội Đức) thì không thông qua, trong khi Đảng Tự do Dân chủ (FDP), lực lượng cùng kiểm soát trong liên minh cầm quyền với đảng Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) của Thủ tướng Merkel đã công khai từ chối trợ giúp tài chính thêm cho Hy Lạp. “Vì quyền lợi của người đóng thuế Đức, Hy Lạp không được phép nhận thêm tiền từ các nước châu Âu khác” - Volker Wissing, Chủ tịch Ủy ban Tài chính Hạ viện Đức, thành viên của FDP, nói. (Xem thêm “Đức từ chối ứng cứu Hy Lạp?” trên ĐTTC số ra ngày 21-4-2011).

Các tin khác